Trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, với vai trị là bên có quyền trong việc xử lý tài sản, pháp luật cũng quy định cho Bên nhận bảo đảm có một số quyền nhất định nhằm xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ, cụ thể:
- Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm đƣợc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho ngƣời thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và cơng dụng của tài sản. Việc cho phép hoặc ủy quyền khai thác, phƣơng thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu đƣợc phải đƣợc lập thành văn bản. Hoa lợi, lợi tức thu đƣợc phải đƣợc hạch toán riêng, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Sau khi trừ các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản, số tiền cịn lại đƣợc dùng để thanh tốn cho bên nhận bảo đảm.
- Cùng với Bên bảo đảm thỏa thuận về các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm, thống nhất về giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở phải đảm bảo việc xử lý tài sản bảo đảm tận thu tối đa đƣợc toàn bộ giá trị khoản nợ.
- Yêu cầu Bên bảo đảm giao tài sản cần xử lý cho Bên nhận tài sản bảo đảm để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Bên bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Thực hiện việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trƣờng hợp đã đăng ký thế chấp theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tƣ liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 và xóa đăng ký thế chấp trong trƣờng hợp đã thực hiện xong việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị các Tổ chức bán đấu giá tài sản; Ủy ban nhân dân nơi có tài sản bảo đảm; cơ quan Công an hỗ trợ bảo đảm an ninh trật tự, xác nhận việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định.