Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khác có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 56)

Đối với một số chủ thể có liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm, pháp luật cũng quy định một số quyền, nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể này nhằm đảm bảo sự phối hợp tốt trong xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể là:

• Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá tài sản

Theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 thì tổ chức có thẩm quyền bán đấu giá tài sản bảo gồm: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Đây là chủ thể đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì tổ chức bán đấu giá sẽ thực hiện việc ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với ngƣời có quyền xử lý tài sản đó theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo hợp đồng này, Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của các thơng tin về nguồn gốc tài sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản do ngƣời có tài sản bán đấu giá cung cấp. Tổ chức bán đấu giá tài sản phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong việc niêm yết bán đấu giá tài sản. Cụ thể:

- Đối với tài sản là động sản thời gian niêm yết chậm nhất là 7 ngày trƣớc khi tiến hành phiên đấu giá và tại nơi bán đấu giá, nơi trƣng bày tài sản và nơi đặt trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản.

- Đối với bất động sản, tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mƣơi ngày trƣớc ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

- Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, thời hạn niêm yết việc bán đấu giá tài sản có thể đƣợc rút ngắn theo thỏa thuận của các bên. Ngoài ra đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ ba mƣơi triệu đồng trở lên và bất động sản thì đồng thời với việc niêm yết, tổ chức bán đấu giá tài sản phải thơng báo cơng khai ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày trên phƣơng tiện thông tin đại chúng của Trung ƣơng hoặc địa phƣơng nơi có tài sản bán đấu giá về việc bán đấu giá tài sản.

- Ngoài ra trong một số trƣờng hợp nhất định (nhƣ các bên thỏa thuận hoặc không thống nhất về mức giá đối với tài sản bảo đảm thì ngân hàng và khách hàng có thể lựa chọn các tổ chức có uy tín đề giúp ngân hàng thực hiện việc định giá tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

• Trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương nơi có bất động sản

Về nguyên lý chung, trong trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết, bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý. Tuy nhiên, do việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý đồng nghĩa với việc bên bảo đảm bị mất tài sản đó, nên bên bảo đảm thƣờng có thái độ bất hợp tác, chây ì và tìm cách trì hỗn việc chuyển giao tài sản bảo đảm. Do vậy các ngân hàng buộc phải liên hệ và phối hợp với các cơ quan, ban ngành tại chính quyền địa phƣơng để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm.

Tại Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã có một số quy định về sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an đối với hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm trong vai trị "giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho ngƣời xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm" nhằm tránh tình trạng "hành chính hóa" các quan hệ dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và hỗ trợ thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm. Song, trên thực tế các cơ quan này chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả nhƣ mong muốn trong việc hỗ trợ các TCTD để thu hồi nợ.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể thấy rằng, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay nói chung đã đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể từ điều kiện đối với tài sản bảo đảm, các nguyên tắc, phƣơng thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm. Đây là các quy định có ý nghĩa rất quan trọng giúp các NHTM xây dựng các quy định nội bộ phù hợp, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Là cơ sở để các NHTM có thể quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Tuy vậy khơng phải hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các NHTM hiện nay đều đạt hiệu quả nhất định. Nhiều trƣờng hợp Ngân hàng không xử lý đƣợc tài sản do nhiều bất cập của pháp luật về tài sản bảo đảm, về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)