Đánh giá thực tiễn áp dụng các điều kiện đối với tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 72 - 78)

- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank

2.1.2.1. Đánh giá thực tiễn áp dụng các điều kiện đối với tài sản bảo đảm

Khi tiến hành nhận tài sản bảo đảm, Vietinbank Đống Đa đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ các quy trình hƣớng dẫn của Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam về điều kiện đối với tài sản bảo đảm.

(i) Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng (có thể là bên vay hoặc bên thứ ba thế chấp/cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng vay);

(ii) Tài sản phải đƣợc phép giao dịch;

(iii) Tài sản không bị kê biên, phát mại để bảo đảm cho việc thi hành án. Đây không những là những nguyên tắc mang tính bắt buộc đối với các NHTM khi nhận tài sản bảo đảm mà còn là cơ sở để Vietinbank Đống Đa có thể xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng.

Trên thực tế vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không đơn giản, kể cả đối với các tài sản đầy đủ tính pháp lý đƣợc xác định quyền sở hữu tài sản nhƣ bất động sản và/hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu. Vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Vietinbank Đống Đa và bà Nguyễn Thị Mai ở Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội là một trong những ví dụ điển hình cho những khó khăn của Ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Nội dung tóm tắt vụ việc nhƣ sau:

Năm 1996, Bà Nguyễn Thị Mai cùng chồng là ông Nguyễn Văn Sí có vay Vietinbank Đống Đa 800 triệu đồng, thời gian vay 12 tháng, mục đích sử dụng để kinh doanh bông vải sợi. Để đảm bảo cho khoản vay, ơng bà Mai Sí có thế chấp cho Ngân hàng tài sản là Quyền sử dụng đất và nhà ở thuộc sở hữu nhà hợp pháp của chính khách hàng tại 218 Trƣơng Định - Hà Nội. Tài sản có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật và đủ điều kiện nhận làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, thời điểm này pháp luật chƣa có quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc thế chấp nhà đất. Năm 1997, khi đến hạn thanh tốn, bà Mai ơng Sí đã khơng thực hiện đúng các nghĩa vụ theo cam kết (chỉ thanh toán trả cho Ngân hàng 200 triệu đồng, cịn nợ 600 triệu đồng) và khơng có thiện chí hợp tác với Ngân hàng trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Do vậy năm 2002, Ngân hàng đã ra quyết định kê biên niêm phong hai tài sản bảo đảm

trên, đồng thời cùng các cơ quan chức năng có liên quan niêm phong tài sản. Năm 2003 Ngân hàng tiến hành khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng ra tịa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 14/DSPT ngày 19/01/2005 do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử đã quyết định rõ: Trong trƣờng hợp bà Mai, ơng Sí khơng thực hiện việc thanh tốn đầy đủ các khoản nợ cho Ngân hàng nhƣ đã cam kết thì Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam - Chi nhánh ngân hàng công thƣơng khu vực Đống Đa có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền xử lý tài sản là nhà ở Trƣơng Định, thành phố Hà Nội để đảm bảo việc thi hành án. Sau khi bản án có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Cơng thƣơng Chi nhánh Đống Đa cũng đã có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án cho thi hành bản án có hiệu lực pháp luật song trên thực tế khi cơ quan thi hành án thực hiện yêu cầu của Ngân hàng thì lại phát hiện có sự mâu thuẫn với bản án hình sự đã đƣợc xem xét và có hiệu lực trƣớc đó. Tài sản bảo đảm của bà Mai, ơng Sí là nhà ở phố Trƣơng Định khơng thể thi hành đƣợc vì đây là tài sản phải thu hồi về cho Nhà nƣớc theo quyết định tại bản án hình sự phúc thẩm số 03/HSPT ngày 20/12/1999 (vụ án Xuân Thu và đồng bọn). Mặc dù khách hàng đã thế chấp tài sản cho ngân hàng năm 1997, tuy nhiên đến năm 1999, khi Tịa án nhân dân cấp có thẩm quyền xét xử có liên quan đến tài sản trên cũng không triệu tập Ngân hàng tham gia với tƣ cách ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, do vậy ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục về tố tụng. Tuy vậy, khi ngân hàng biết vụ việc thì đã quá thời hạn đƣợc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nên Vietinbank Đống Đa đã không thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, khoản vay của bà Mai, ơng Sí đã đƣợc Ngân hàng thu hồi song nhiên thời gian để thu hồi khoản nợ trên kéo dài tận 8 năm kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đã dẫn đến nhiều thiệt hại cho Vietinbank Đống Đa khơng chỉ về kinh tế mà cịn cả về thời gian cũng nhƣ nhân lực để theo đuổi vụ việc.

Theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì: "Giao dịch bảo đảm có giá trị với ngƣời thứ ba từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm" [4]. Điều này có nghĩa là khi giao dịch bảo đảm đƣợc thiết lập thì đã loại trừ các quyền của các chủ nợ khác, các cơ quan tổ chức khác trong việc kê biên, xử lý tài sản đã đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, ngân hàng có quyền yên tâm, chắc chắn về khả năng xử lý tài sản để thu hồi nợ đối với các tài sản này không? Trên thực tế mặc dù Vietinbank Đống Đa đã tiến hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm thì vẫn có khả năng tài sản vẫn khơng xử lý đƣợc.

Vụ tranh chấp về tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni Nam Sơn dƣới đây là ví dụ điển hình cho việc tài sản đã đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ theo quy định của pháp luật song vẫn không xử lý đƣợc nợ. Nội dung tóm tắt của vụ việc nhƣ sau:

Năm 2006, Công ty Xuất nhập khẩu Hạ long, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200297 ngày 03/1/1995 có vay của Ngân hàng cơng thƣơng CN Đống Đa số tiền 18,2 tỷ đồng, thời hạn vay 36 tháng; mục đích vay để nhập nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhập mỳ chính, vật tƣ ngành nƣớc để kinh doanh. Để bảo đảm cho tồn bộ khoản tín dụng trên, cơng ty có thế chấp cho Ngân hàng: (i) Trụ sở làm việc của cơng ty tại Mễ Trì - Hà Nội (thời điểm thế chấp Công ty chƣa đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất mà chỉ có Giấy phép xây dựng do Viện quy hoạch Hà Nội cấp; và Giấy sử dụng đất so Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp năm 1972); Hợp đồng bảo đảm chƣa đƣợc công chứng và giao dịch bảo đảm do công ty không lƣu giữ các giấy tờ gốc mà chỉ còn bản sao. (ii) Thế chấp một số các máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi lại Nhà máy thức ăn Nam Sơn - Thanh Hóa gồm: Máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất chiếu; máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất đũa, cân điện tử 60 tấn; Tháp sấy 5T/giờ của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Sơn. Hợp đồng thế chấp đã đƣợc Công

chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. Đến năm 2007, do hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng thanh tốn nên tồn bộ khoản nợ của công ty đã chuyển sang nợ quá hạn, Công ty mới chỉ thanh toán đƣợc cho ngân hàng 1,3 tỷ đồng tiền gốc, còn nợ 17,7 tỷ tiền gốc và tiền lãi phát sinh. Trong quá trình Ngân hàng đang tiến hành thƣơng lƣợng yêu cầu Công ty Xuất nhập khẩu Hạ Long thực hiện đúng cam kết trả nợ trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản bảo đảm đã ký kết thì Tại Bản án kinh doanh, thƣơng mại phúc thẩm số 111/2008/KDTM-PT Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: Buộc Công ty Xuất nhập khẩu Hạ Long phải thanh toán cho Ngân hàng đồng bằng sông cửu Long số tiền: 30 tỷ đồng (bao gồm nợ gốc và nợ lãi). Trong trƣờng hợp Công ty xuất nhập khẩu Hạ Long không trả đƣợc nợ thì Ngân hàng đồng bằng sông cửa Long có quyền yêu cầu thi hành án dân sự thành phố Hà Nội phát mại tài sản thế chấp cầm cố theo các hợp đồng thế chấp cầm cố tài sản để thu hồi nợ, bao gồm: Toàn bộ khu nhà máy thức ăn chăn nuôi Nam Sơn, dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất thức ăn chăn ni HKJ40Z có các thiết bị chính là: Tổ máy nghiền kiểu giọt nƣớc, tổ máy tiện, tổ máy ép viên, tổ máy làm nguội, hệ thống Silô. Dây chuyền thiết bị đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc, tọa lạc trên diện tích sử dụng 11.273 m2

đất thuê tại thửa số 83 tờ bản đồ số 7 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB12323, do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 07/3/2003...

Trong khối tài sản của Công ty Xuất nhập khẩu Hạ Long bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên cho Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long đƣợc quyền yêu cầu Thi hành án dân sự TP Hà Nội phát mại để thi hành án thì lại có cả các tài sản mà Công ty Xuất nhập khẩu Hạ Long đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, cụ thể là tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni Nam Sơn gồm có: Xe nâng hàng 02 tấn, cân điện tử 60 tấn, tháp sấy 05T/giờ. Hợp đồng bảo đảm đã đƣợc Công chứng theo quy định của pháp luật, tài sản bảo đảm đã đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm tại

Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại thành phố Hà Nội thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tƣ pháp.

Khi biết thơng tin về việc Tịa án đang thụ lý vụ tranh chấp giữa Công ty xuất nhập khẩu Hạ Long và Ngân hàng Đồng bằng Sông cửu Long, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Chi nhánh Đống Đa đã 2 lần gửi văn bản và cung cấp tài liệu chứng minh quyền lợi liên quan của mình đối với tài sản bản đảm trên. Theo quy định của pháp luật khi giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Cơng ty Xuất nhập khẩu Hạ Long và Ngân hàng Đồng Bằng sơng cửu Long có liên quan đến tài sản bảo đảm của Vietinbank Đống Đa Tòa án phải đƣa Ngân hàng công thƣơng vào tham gia tố tụng. Tuy vậy, cả hai cấp xét xử đều không triệu tập Vietinbank Đống Đa vào tham gia với tƣ cách bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Nhƣ vậy, qua vụ việc trên cho thấy rõ ràng tài sản bảo đảm mà Công ty xuất nhập khẩu Hạ Long đã thế chấp cho khoản vay của mình tại Vietinbank Đống Đa đã bị trùng với phần quyết định trong Bản án phúc thẩm số 111/2008/KDTMPT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên cho Ngân hàng đồng bằng sơng Cửu Long, việc Tịa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm không đƣa Vietinbank Đống Đa vào tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không chỉ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng. Vụ việc này, Vietinbank Đống Đa cũng đã có văn bản gửi lên cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm song từ năm 2010 đến nay vẫn chƣa có kết quả. Nhƣ vậy có thể nói rằng mặc dù Vietinbank Đống Đa đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm bằng tài sản, luật nội dung đã có những quy định rất rõ quyền của bên bảo đảm, luật hình thức quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong thu thập chứng cứ, chứng minh, xác định những ngƣời có liên quan trong cùng một vụ việc song quyền lợi của ngân hàng vẫn không

đƣợc bảo vệ. Đây cũng là một trong các khó khăn mà Vietinbank Đống Đa gặp phải trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm thông qua con đƣờng tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)