- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank
2.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
Trong quá trình xây dựng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc của BLDS nhƣ nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Về mặt pháp lý, cần thừa nhận quyền xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Nên coi đó là quyền mặc nhiên của ngân hàng và có cơ chế bảo đảm cho quyền này đƣợc thực thi. Tại một số nƣớc khi đã có hợp đồng thế chấp đƣợc cơng chứng thì khi cần xử lý tài sản, bên cho vay có thể cầm hợp đồng cơng chứng đó để bán tài sản thế chấp. Đồng thời phải có các quy định rõ ràng về hình thức của giao dịch bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, trách nhiệm vai trị của các cơ quan cơng chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm trong việc xác thực tính hợp pháp của các tài sản bảo đảm. Xây dựng cơ chế đặc thù cho việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trên cơ sở những nguyên tắc chung, đồng thời phải đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật tín dụng, đất đai và các văn bản khác có liên quan đến tài sản bảo đảm. Việc xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, rõ ràng và đảm bảo khả năng "cƣỡng chế" thu hồi nợ cho các TCTD là yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. Bởi nhƣ chúng ta đều biết nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao so với khu vực. Với mức độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết sức lớn. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính cịn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng. Trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, khung pháp lý đƣợc đánh giá là "sự cứu cánh pháp lý" hoặc cũng có thể là một trong những yếu tố có khả năng gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng xuất phát từ các quyền đối với tài sản và luật pháp về hợp đồng khơng rõ ràng, khơng có khả năng cƣỡng chế trên thực tế, không đảm bảo đƣợc khả năng thực thi các cam kết và nắm giữ tài sản trên thực tế.
Xây dựng pháp luật theo hƣớng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nợ có bảo đảm đƣợc thực thi tốt nhất quyền năng của mình trên thực tế. Nói cách khác, trong trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhƣng vẫn phải khách quan, trung thực.
Ngoài ra, cần phải có sự thay đổi về quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng bảo đảm, đó là: áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm; tăng cƣờng cơ chế, biện pháp để bên nhận bảo đảm dễ dàng tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần chứng minh hai chứng cứ là: (i) hợp đồng bảo đảm hợp pháp và (ii) con nợ khơng có khả năng trả nợ theo đúng cam kết, thì chủ nợ hồn tồn có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo nhƣ thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định. Rà soát để bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn, hạn chế các chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, ví dụ nhƣ: quy định "vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm" (khoản 1 Điều 320 BLDS), về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm (khoản 1 Điều 324 BLDS) hay quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ trong trƣờng hợp thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều 717, khoản 5 Điều 718 BLDS).