d. Thành lập Tòa án nhân dân tối cao
2.3.3. Các Thẩm phán và Hội thẩm phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
Xét xử không chỉ là công việc yêu cầu trách nhiệm cao mà còn là một nghề nghiệp rất đặc biệt, đòi hỏi người Thẩm phán không những phải có phẩm chất đạo đức tốt, mà còn phải có trình độ chuyên môn vững vàng và kỹ năng được tôi luyện. bởi khi nói đến đội ngũ cán bộ Tòa án, điều đầu tiên phải nói đến đội ngũ Thẩm phán đó là những người tham gia vào hoạt động xét xử các vụ án: hình sự,dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và giải quyết các vụ việc khác theo
quy định của pháp luật. Ngoài ra khi xét xử, Thẩm phán còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục, phổ biến pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán phải bảo đảm nguyên tắc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nếu đó là vụ án hình sự và nguyên tắc bảo đảm công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật nếu là các loại vụ án khác. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và bảo đảm các nguyên tắc xét xử, thì đối với người Thẩm phán đòi hỏi phải công minh, chính trực, có đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm trong sáng bảo đảm công bằng và đặc biệt đòi hỏi thẩm phán phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kiến thức cuộc sống và kinh nghiệm trong công tác bảo vệ pháp luật. Các Thẩm phán phải được đào tạo chuẩn (có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành luật) và thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới về tin học, ngoại ngữ, pháp luật quốc tế. Đồng thời phải có tinh thần dũng cảm, dám đấu tranh cho sự công bằng, bảo vệ lẽ phải, chỉ khi Thẩm phán có trình độ chuyên môn cao với cái tâm trong sáng, tôn trọng công bằng, thì họ mới không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Khi đó, Thẩm phán sẽ có niềm tin nội tâm vững chắc để xét xử đúng pháp luật. Cùng với thẩm phán, các Hội thẩm cũng phải được bồi dưỡng tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đủ năng lực khi xét xử. Ví dụ: Xuất phát từ sự hiểu biết chuyên môn và nắm vững được tình hình nôi dung vụ án, dư luận xã hội về vụ án, Thẩm phán và hội thẩm nắm bắt được những vấn đề cần bổ sung (yêu cầu giám định tư pháp, mời thêm nhân chứng, địa điểm mở phiên tòa lưu động, việc bảo vệ phiên tòa…).
Người thẩm phán phải có kỹ năng nghiệp vụ xét xử như kỹ năng khai thác và vận dụng các phương pháp giáo dục trong hoạt động xét xử. Tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội thẩm cần linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung hỏi cần thiết để làm sáng tỏ tình tiết vụ án,tăng sức thuyết phục, niềm tin tưởng của người dân ở sự công minh, sáng suốt của những người cầm cân nảy mực. Để tạo điều kiện cho Thẩm phán, Hội thẩm hoạt động
xét xử đạt hiệu quả cao, nhà nước phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật về Thẩm phán, Hội thẩm, về tổng kết thực tiễn hoạt động xét xử, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán. Thẩm phán phải được bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể. Không có sự đồng ý của Chủ tịch nước thì không được bắt giam, truy tố thẩm phán; Thẩm phán không thể bị tuyên chuyển công tác khi đang thụ lý vụ án và cũng không thể bị cách chức khi Thẩn phán xét xử vụ việc không phù hợp với ý chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền.