Về phương diện tổ chức

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 39 - 41)

c. Các Tòa án quân sự khu vực

2.2.1.Về phương diện tổ chức

Trong nhà nước pháp quyền, hệ thống Tòa án được tổ chức để thực hiện quyền lực nhà nước (quyền tài phán nhà nước). Xu thế dân chủ hóa xã hội đã đặt Tòa án trước nhiệm vụ nặng nề bởi quyền tự do cá nhân công dân tùy thuộc và sự công bằng của Tòa án và vì lẽ đó cách thức tổ chức hệ thống Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chức năng xét xử và khả năng độc lập trong xét xử của Tòa án. Hiện nay, ở nước ta hệ thống TAND được tổ chức theo địa giới hành chính kết hợp với thẩm quyền trong đó bao gồm: TAND tối cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự; các Tòa án khác do luật định. Theo Luật tổ chức TAND năm 2002, khi có yêu cầu của công tác xét xử thì UBTVQH quyết định thành lập các tòa chuyên trách ở Tòa án các cấp theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. Việc thành lập hệ thống Tòa án hiện nay bên cạnh những ưu điểm như làm tăng uy lực cho các cấp chính quyền địa phương, huy động được sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia vào công tác xét xử của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi phải đến Tòa án, thì mô hình tổ chức Tòa án hiện nay cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là:

Với quy định tổ chức hệ thống Tòa án từ cấp trung ương đến địa phương thành ba cấp, trải đều trên tất cả các đơn vị hành chính từ trung ương đến cấp huyện làm cho hệ thống TAND rất đồ sộ với biên chế hàng ngàn Thẩm phán. Hiện nay, số lượng các Tòa án còn tương đối nhiều (63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 678 TAND cấp huyện). Tương ứng sẽ phải có bằng ấy trụ sở làm việc cùng phương tiện, trang thiết bị cần thiết khác. Hàng năm, nhà nước còn phải bỏ ra một nguồn kinh phí không nhỏ để sửa chữa, xây mới và duy trì cơ sở vật chất đó. Mặt khác, với việc có quá nhiều các Tòa án, nhất là cấp huyện như hiện nay thì sẽ khó có thể tập trung đầu tư về kinh phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc xét xử của Tòa án như trụ sở cơ quan, phòng làm việc, phòng xử án, các tranh thiết bị phục vụ xét xử. Dẫn đến sự dàn trải trong việc đầu tư vào phát triển nhân lực, đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyện môn, chuyên sâu của Thẩm phán.

Tạo ra cơ hội để các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương có thể can thiệp và công việc xét xử của Tòa án. Do có sự ngộ nhận của một số bộ phận cán bộ và người dân cho rằng hệ thống Tòa án giống như một bộ phận hay chỉ như là một cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, dẫn đến sẽ khó bảo đảm để thực hiện nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Tạo ra sự mất cân đối về số lượng các vụ án giải quyết của các Tòa án hàng năm nhất là giữa số lượng án của các Tòa án cấp huyện với Tòa án cấp tỉnh, giữa Tòa án ở các huyện đồng bằng so với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, có nơi số lượng án quá ít, có nơi lại quá tải, làm cho lượng án tồn hàng năm hoặc gây lãng phí việc sử dụng cơ sở vật chất cũng như nguồn lực của Tòa án.

Để củng cố hệ thống cơ cấu tổ chức Tòa án do luật định, Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định giao cho TAND tối cao quản lý các Tòa án địa phương về mặt tổ chức. Như vậy, so với Luật tổ chức TAND năm 1992, quyền này do Bộ Tư Pháp đảm nhiệm. Nhiều quan điểm cho rằng việc giao cho TAND

tối cao quản lý các Tòa án địa phương và các Tòa án quân sự về mặt tổ chức là hợp lý. Vì thông quan công tác giám đốc thẩm việc xét xử, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, TAND Tối cao nắm vững được tình hình đội ngũ cán bộ của các TAND địa phương và các Tòa án quân sự, nhằm nắm vững về nhu cầu biên chế, trụ sở, phương tiện làm việc và kinh phí bảo đảm cho hệ thống Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bên cạnh đó, bảo đảm thực hiện quy định của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị đề ra là: “Tòa án nhân dân tối cao quản lý các TAND địa phương về tổ chức để bảo đảm gắn việc theo dõi, phân cấp bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao. Còn Thẩm phán TAND các cấp ở địa phương, Thẩm phán quân sự các cấp quân khu và khu vực, do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán các cấp.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 39 - 41)