Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 54 - 55)

d. Thành lập Tòa án nhân dân tối cao

2.3.2.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

Một trong những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực của Nhà nước ta là tổ chức và hoạt động của TAND vừa phải trên cơ sở pháp luật, vừa phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử nhằm đảm bảo để hoạt động của Tòa án thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Khi tổ chức lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính thì cần phải xác định rõ mô hình và cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của các cơ quan dân cử đối với tổ chức và hoạt động của các Tòa án cho phù hợp với mô hình hệ thống Tòa án được tổ chức lại theo tinh thần cải cách tư pháp. Về vấn đề này, hiện đang có các ý kiến khác nhau, cụ thể là:

Thứ nhất, về cơ bản nên giữ nguyên mô hình hiện nay về sự lãnh đạo của

Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động và tổ chức của Toà án, nhưng cần có sự đổi mới cho phù hợp với mô hình hệ thống Toà án theo tinh thần cải cách tư pháp. Theo phương án này, các Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm chịu sự chỉ đạo của cấp uỷ địa phương cấp tỉnh và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Về sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng đối với Toà án sơ thẩm khu vực và Toà án phúc thẩm sẽ do tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc trung ương thực hiện. Về sự giám sát của cơ quan dân cử đối với Toà án, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm giám sát hoạt động của Toà án Phúc thẩm và các Toà án sơ thẩm khu vực ở địa phương mình và phối hợp với TAND tối cao trong việc quản lý các Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm về tổ chức. Trong điều kiện cải cách hành chính theo hướng không còn Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện thì việc giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giám sát hoạt động của Toà án sơ thẩm là hợp lý. Tuy

nhiên, việc báo cáo công tác của Toà án sơ thẩm khu vực với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần được thực hiện theo phương thức thông qua vai trò đại diện của Toà án phúc thẩm vì nếu để mời Toà án sơ thẩm khu vực báo cáo trước kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì sẽ không hợp lý và không khả thi. Theo phương thức này, thì Chánh án Toà án phúc thẩm chịu trách nhiệm báo cáo công tác của Toà án cấp mình và của các Toà án sơ thẩm khu vực trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Thứ hai, cần đổi mới mạnh mẽ mô hình, cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của

Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử theo hướng tập trung về một đầu mối. Theo đó, để thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Toà án các cấp thì ở TAND tối cao nên thành lập Đảng bộ ngành TAND (trực thuộc Bộ Chính trị) để lãnh đạo, chỉ đạo Toà án các cấp về mọi mặt; các tổ chức Đảng ở Toà án các cấp được tổ chức và hoạt động theo ngành dọc. Việc giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của Toà án các cấp sẽ do Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội (UBTVQH, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội), các đại biểu Quốc hội hoặc các Đoàn đại biểu Quốc hội thống nhất thực hiện theo phương thức: Quốc hội, UBTVQH nghe báo cáo của Chánh án TAND tối cao về hoạt động của Toà án các cấp; Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể giám sát việc xét xử, giải quyết các vụ án cụ thể khi cần thiết, dù vụ án đó đã được giải quyết xét xử ở bất cứ Toà án cấp nào.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 54 - 55)