Cơ sở phương pháp luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 36 - 39)

c. Các Tòa án quân sự khu vực

2.1.Cơ sở phương pháp luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta

án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta

Đổi mới hệ thống tư pháp nói chung, hoạt động xét xử của hệ thống TAND các cấp nói riêng là một đòi hỏi khách quan, bởi vì thông qua hoạt động xét xử đòi hỏi việc đổi mới pháp luật và đổi mới hoạt động áp dụng pháp luật là hai mặt của một vấn đề, bảo đảm tăng cường vai trò của hệ thống pháp luật và pháp chế XHCN trong quá trình tiến hành tố tụng. Trọng tâm của công tác cải cách tư pháp ở nước ta là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lâp có hiệu quả trên thực tế. Đặc biệt khi chuyển sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, dần đoạn tuyệt với cơ chế tập trung, bao cấp, hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng có ý nghĩa, thì việc cải cách hệ thống tư pháp nói chung, tổ chức, hoạt động của Tòa án nói riêng càng trở nên cấp thiết.

Từ khi được thành lập cho đến nay, hoạt động xét xử của hệ thống TAND luôn thể hiện rõ việc vận dụng đúng đắn nguyên tắc dân chủ, hoạt động xét xử của TAND bảo vệ một cách đúng đắn, nhanh chóng và có hiệu quả nhất các lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân, vì đó là cơ quan của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công tác xét xử, tăng cường những khả năng tự giàn xếp và hòa giải không để các vụ việc bị ách tắc là một yêu cầu hết sức quan trọng mà toàn ngành Tòa án phải luôn phấn đấu và thực hiện. Hoạt động xét xử của hệ thống TAND phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, coi đó là hạt nhân quan trọng nhất của hoạt động xét xử. Vì vậy, quá trình đổi mới các thủ tục tư pháp nói chung, xét xử nói riêng phải chú ý tăng cường sự bình đẳng của các bên, tạo ra những khả năng để các bên có thể cung cấp được chứng cứ và thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình trước Tòa án. Tòa án phải thực sự “phụng công thủ pháp” chí công vô tư như Bác Hồ đã dạy. Đồng thời phải thấy rằng sự công bằng ở đây phải bao gồm cả công bằng và bình đẳng trong khi tiến hành các hoạt động tố tụng như: hoạt động điều tra, truy tố, xét xử…

Trong điều kiện hiện nay, củng cố tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng phải lấy xét xử làm khâu trung tâm. Quan điểm của Đảng thể hiện qua bốn bản Hiến pháp luôn là: phải xây dựng bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh, trình độ nghiệp vụ vững vàng. Những quyết định và bản án của Tòa án phần lớn kết thúc ở thủ tục sơ thẩm, một số cần được xét xử lấy theo thủ tục phúc thẩm và một số khác theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì vậy, phán quyết của Tòa án có giá trị pháp lý rất lớn liên quan đến danh dự, tài sản, hoạt động của công dân và của tập thể, nên phán quyết đó không thể bị áp đặt hay sức ép từ bất cá nhân, cơ quan nào, bảo đảm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử. Để đạt được yêu cầu về sự độc lập của Tòa án, hoạt động cải cách tư pháp cần tiếp tục nghiên cứu một hệ thống các

biện pháp như: về thủ tục pháp lý, về hệ thống tổ chức, về cá nhân các Thẩm phán…

Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án phải bảo đảm dựa trên nguyên tắc đổi mới đồng bộ đối với tất cả các khâu trong hệ thống tư pháp. Hệ thống tư pháp, bản thân nó là một chỉnh thể thống nhất do nhiều khâu khác nhau hợp thành, quan niệm về tính hệ thống này dựa trên những cơ sở như: sự thống nhất của cả hệ thống được quyết định bởi nhiệm vụ chung là xét xử (hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính) đúng pháp luật; mỗi khâu trong quá trình thực hiện là sự nối tiếp nhau, bổ sung cho nhau, kế thừa những công việc của khâu trước. Ví dụ: Hiện nay, chúng ta đang bàn đến việc thành lập Tòa án khu vực thì nhu cầu và khả năng đó phải được đặt trên cơ sở nắm vững đội ngũ Thẩm phán, khả năng quản lý về con người và tổ chức…; mỗi một khâu của hệ thống tư pháp có vị trí độc lập, không thể thay thế cho nhau do nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền riêng đã được Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì vậy, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ để có sự thống nhất trong công tác là nhu cầu hết sức khách quan. Chính vì yêu cầu đồng bộ mà quá trình đổi mới phải dựa trên những dữ liệu nhu cầu khả năng khách quan của tất cả các khâu trong quán trình tiến hành tố tụng, bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án luôn đạt được mục đích xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm và không xử oan người vô tội.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND phải dựa trên nguyên tắc về sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình đổi mới hệ thống tư pháp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng là một bảo đảm hết sức quan trọng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan đó. Đây là sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện về chính trị, tư tưởng, về tổ chức cán bộ. Sự lãnh đạo của Đảng còn nhằm làm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng có sự phối hợp thống nhất, ban đầu có sự liên hệ với các khâu khác nhau trong hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước. Từ nhu cầu đó, cần nghiên cứu để

luôn đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp về việc thực hiện chính sách pháp luật nói chung cũng như đối với việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án cụ thể. Sự lãnh đạo của Đảng như vậy là thật sự cần thiết và khác với việc can thiệp thiếu căn cứ vào hoạt động truy tố hay xét xử của các cơ quan tư pháp. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống tư pháp phải trở thành nhiệm vụ, kế hoạch và hoạt động của Nhà nước nói chung, các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 36 - 39)