Thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 49 - 50)

TAND cấp sơ thẩm được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, tùy theo dân số, diện tích hoặc đặc thù của các vùng. Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW chỉ nêu Tòa án sơ thẩm cấp khu vực được tổ chức không phụ thuộc vào đơn vị hành chính và được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, không xác định rõ là các huyện trong cùng một tỉnh hay ở các tỉnh khác nhau. Nếu tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức không phụ thuộc vào giới hạn địa giới hành chính cấp tỉnh thì có ưu điểm là tính độc lập của Tòa án sẽ tăng lên; số lượng các tòa án cấp sơ thẩm có thể sẽ giảm nhiều so với lượng các TAND cấp huyện hiện nay, đồng thời khắc phục được tình trạng dàn trải, lãng phí trong việc đầu tư cơ sở vật chất và biên chế cán bộ cho các Tòa án cấp này. Tuy nhiên, việc tổ chức các Tòa án sơ thẩm khu vực theo phương án này đặt ra vấn đề là cấp ủy nào và cơ quan dân cử cấp nào sẽ thực hiên việc chỉ đạo giám sát đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án sơ thẩm. Ngoài ra, nếu chấp nhận tổ chức các Tòa án sơ thẩm khu vực theo phương án này thì nhất thiết phải sửa đổi quy định của Hiến pháp về hệ thống Tòa án. Ngược lại, nếu thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực trong đơn vị địa giới hành chính cấp tỉnh thì các Tòa án này vẫn có thể coi là các TAND địa phương. Đây là phương án không tạo ra nhiều xáo trộn, là một bược đi phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đảm bảo được sự lãnh đạo Cấp ủy Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân địa phương đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án cấp sơ thẩm trên địa bàn của tỉnh, thành phố mình. Đồng thời, do Tòa án sơ thẩm khu vực vẫn mang tình chất là “các TAND địa phương” nên không cần phải sửa đổi quy định của Hiến pháp để tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập các Tòa án này. Tuy nhiên, do được tổ

chức vẫn trong khuôn khổ địa giới hành chính nhất định, nên tính độc lập của tòa án có thể vẫn bị những hạn chế nhất định. Việc xác định thành lập khoảng bao nhiêu Tòa án sơ thẩm khu vực cần dựa trên những tiêu chí nhất định như: số lượng các loại vụ án xảy ra; quy mô về địa giới hành chính; số lượng dân cư và điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực dự kiến sẽ thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực, trong đó số lượng các vụ án dự tính cho mỗi đơn vị Tòa án sơ thẩm khu vực và giới hạn địa bàn khu vực địa lý là những tiêu chí cơ bản.

Tòa án sơ thẩm khu vực được coi là Tòa án cấp thứ nhất trong hệ thống Tòa án, có nhiệm vụ và thẩm quyền chung là xét xử, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh - thương mại, tuyên bố phá sản, lao động, hôn nhân - gia đình, hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng. Bên cạnh thẩm quyền chung như nêu trên, thẩm quyền cụ thể của từng Tòa án sơ thẩm khu vực sẽ được xác định theo quản hạt tư pháp và theo tính chất của những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ chính trị, Tòa án sơ thẩm khu vực là tòa án chuyên xét xử, giải quyết các vụ việc theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm một số vụ án. Do vậy, vẫn cần phải có các quy định của pháp luật tố tụng về các loại vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm. Việc xác định thẩm quyền theo vụ việc đối với các Tòa án sơ thẩm khu vực cần phải có lộ trình hợp lý để vừa bảo đảm hoạt động bình thường của Tòa án sơ thẩm khu vực khi mới thành lập, vừa đảm bảo yêu cầu của cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w