Về đội ngũ Thẩm phán

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 44 - 45)

c. Các Tòa án quân sự khu vực

2.2.3. Về đội ngũ Thẩm phán

Thẩm phán là những người giữ vai trò chính trong hoạt động xét xử của Tòa án, có quyền nhân danh nhà nước công bố một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc công dân có tội hay không có tội; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 1993 (sửa đổi năm 2002) quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn được bổ nhiệm đối với Thẩm phán. Theo pháp luật hiện hành, ngoài tiêu chuẩn chung về chính trị, phẩm chất đạo đức, các Thẩm phán phải có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, các Hội thẩm TAND phải có kiến thức pháp lý cần thiết, có thâm niên công tác trong ngành (lĩnh vực pháp luật)…Do đó chất lượng đội ngũ Thẩm phán cũng được nâng lên một bước, số Thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ tương đối cao. So với thời điểm năm 2002, khi TAND tối cao bắt đầu thực hiện việc quản lý các TAND địa phương về tổ chức theo Luật tổ chức TAND năm 2002, từ chỗ đội ngũ cán bộ Tòa án còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, đội ngũ Thẩm phán tăng 1253 người. Hiên nay, TAND tối cao có 104 Thẩm phán, TAND cấp tỉnh có 1.042 Thẩm phán, TAND cấp huyện có 3.813 Thẩm phán. Không chỉ tăng về số lượng mà trình độ chuyên

môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, thẩm phán cũng không ngừng được nâng lên. Cho đến nay, 100% Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp đều có trình độ cử nhân luật trở lên. Cho đến nay, 100% Thẩm phán TAND tối cao, 75% Thẩm phán trung cấp và 35% Thẩm phán sơ cấp có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị; 100% Thẩm phán các cấp là Đảng Viên. Trong kỳ Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh và cấp huyện năm 2010, ngành TAND có 46 người là đại diện lãnh đạo TAND cấp tỉnh được đánh bầu và trúng cử Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh và trên 400 người là đại diện lãnh đạo TAND cấp huyện được bầu và trúng cử Ban chấp hành Đảng bộ cấp huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số Thẩm phán yếu về trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn còn xảy ra tình trạng oan sai trong điều tra, bắt giữ, truy tố, xét xử làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân (năm 2009, toàn ngành tòa án có 22 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật và 4 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; năm 2010, có 25 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật và 5 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; năm 2011 có 26 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật và 5 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự) [28]; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng còn nhiều thiếu thốn, lạc lậu…Đây là những nguyên nhân dẫn đến công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w