Các biện pháp bảo đảm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 45 - 47)

c. Các Tòa án quân sự khu vực

2.3. Các biện pháp bảo đảm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp

án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp

Sự ra đời của Tòa án gắn liền với hoạt động xét xử. Trong nhà nước quân chủ tuyệt đối nhà vua ban hành ra pháp luật, thực hiện pháp luật và đồng thời lại là người xét xử các hành vi vi phạm pháp luật nên không có hệ thống Tòa án chuyên thực hiện chức năng xét xử mà chức năng này được giao cho hệ thống các cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương. Khi xã hội phát triển, nhằm hạn chế quyền lực vô hạn của nhà vua, các nhà tư tưởng tư sản đã xây

dựng mô hình nhà nước phân quyền, mà ở đó quyền lực nhà nước phải được phân công rạch ròi cho ba cơ quan khác nhau đảm nhiệm một phần quyền lực nhà nước như: quyền lập pháp trao cho Nghị viên, quyền hành pháp trao cho Chính phủ và quyền tư pháp được trao cho Tòa án, bảo đảm tính kiềm chế, đối trọng, cân bằng trong hoạt động. Sự độc lập tư pháp là một trong những bảm đảm quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền lực xâp phạm đến các quyền của con người; quyền công dân trong xã hội; với vị trí là một nhánh quyền lực trong nhà nước tư sản, Tòa án nhân danh nhà nước tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp trong xã hội giữa các cá nhân với nhau và phán quyết hành vi của công dân có vi phạm pháp luật. Theo sự phát triển của xu thế dân chủ, đối tượng xét xử của Tòa án ngày càng được mở rộng, ngoài các vấn đề hình sự, dân sự, hoạt động xét xử còn mở rộng đến các vấn đề thương mai, đất đai, lao động và đặc biệt ngày nay Tòa án xét xử những hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức hành chính trong việc ban hành các văn bản (quyết định) của mình. Ngoài việc xử dân, xử quan, Tòa án đã hình thành hệ thống xét xử cả hành vi của các cơ quan lập pháp, hành pháp nếu có hành vi vi phạm pháp luật và Hiến pháp, đó là Tòa hiến pháp, Tòa hành chính. Trong nhà nước pháp quyền Tòa án có vai trò quan trọng, là nơi biểu hiện tập trung của quyền lực tư pháp đồng thời là nơi thể hiện nền công lý, sự đối xử bình đẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp. Trong thế giới hiện đại, các quốc gia đều khẳng định xét xử là một chức năng của nhà nước, pháp luật không thể để cho ai tự xử, ngoại lệ trừ những chế định phi nhà nước được pháp luật cho phép như hòa giải hoặc trọng tài. Và, ngày cả khi các phán quyết của trọng tài, tổ hòa giải, nếu các đương sự không đồng ý vẫn có thể đưa ra Tòa án giải quyết.

Nghiên cứu tổ chức hệ thống Tòa án của các nước trên thế giới thì mô hình tổ chức Tòa án theo chức năng, thẩm quyền xét xử không phụ thuộc vào

địa giới hành chính mang tính phổ biến. Theo đó, việc xác lập và xác định Tòa án mỗi cấp dựa trên cơ sở phân định địa hạt tư pháp và không trùng với đơn vị hành chính. Mô hình này dựa trên cơ sở lý thuyết có sự khác biệt với cách thức thành lập hệ thống Tòa án dựa trên nguyên tắc tập quyền, rằng Tòa án là cơ quan duy nhất được giao thực hiện quyền lực tư pháp và Tòa án có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ riêng và độc lập với các các quan nhà nước khác từ trung ương đến địa phương. Trên cơ sở đánh giá mô hình tổ chức Tòa án hiện hành ở nước ta, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước, Nghị quyết số 49 Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ rõ: “Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”. Đây là định hướng đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi trước mắt cũng như lâu dài đối với việc hoàn thiện hệ thống cơ quan Tòa án ở nước ta. Việc thay đổi cách thức tổ chức của Tòa án dựa trên cơ sở tiêu chí địa giới hành chính song tiêu chí nhấn mạnh chức năng, thẩm quyền xét xử là sự đổi mới căn bản có tính theo chốt trong cải cách tư pháp, bởi nó bảo đảm tính độc lập xét xử của Tòa án, mặt khác bảo đảm được tính hiệu quả và hiệu lực của toàn bộ hệ thống Tòa án. Hiện nay, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế về nhiều mặt như: cơ chế, chính sách, tổ chức cán bộ, chức năng, nhiệm vụ…Do đó, cùng với sự đánh giá tình hình về các cơ quan tư pháp, Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp là: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là trọng tâm”.

Để thực hiện có hiệu quả chức năng xét xử và khả năng độc lập trong xét xử của Tòa án, tổ chức và hoạt động của Tòa án cần phải được đổi mới trên các phương diện sau:

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w