Tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tổ chức của TAND tối cao hiện nay được quy định trong Chương II Luật tổ chức TAND năm 2002. Thành phần của TAND tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Các Thẩm phán, các Thư ký. Để thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của mình có hiệu quả, TAND tối cao có cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng Thẩm phán, các Tòa chuyên trách, các Tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc. Như vậy, trong cơ cấu tổ chức của TAND tối cao hiện nay không còn Ủy ban thẩm phán.

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao gồm có Chánh án, các Phó chánh án, các Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa chuyên trách và một số thẩm phán TAND tối cao được Chánh án TAND tối cao cử và được UBTVQH phê chuẩn. Hội đồng thẩm phán là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời là cơ quan hướng dẫn công tác xét xử của các Tòa án các cấp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị kháng nghị; hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật bằng các Thông tư, Nghị quyết; tổng kết kinh nghiệm xét xử; chuẩn bị các dự án Luật để trình Quốc Hội, dự án Pháp lệnh để trình UBTVQH. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao làm việc tập thể và quyết định theo đa số. Các cuộc họp của Hội đồng thẩm phán phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự và các quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng thẩm phán biểu quyết tán thành mới có giá trị.

Các Toà chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao

Các tòa chuyên trách của TAND tối cao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính, các Tòa phúc thẩm. Thành phần các tòa chuyên trách TAND tối cao bao gồm: Chánh tòa, các phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký.

Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao

Các Tòa phúc thẩm TAND tối cao có trụ sở tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các Tòa phúc thẩm có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của

TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của TAND cấp tỉnh về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của TAND cấp tỉnh về việc giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân tối cao

Bộ máy giúp việc và các cơ quan trực thuộc TAND tối cao gồm có: Vụ tổ chức cán bộ, Văn phòng, Viện nghiên cứu khoa học xét xử, Tạp chí Tòa án, Tập san người bảo vệ công lí, Trường bồi dưỡng cán bộ Tòa án. Các cơ quan này được thành lập nhằm phục vụ cho hoạt động xét xử và hướng dẫn xét xử của TAND tối cao.

1.4.2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương a. Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp tỉnh a. Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp tỉnh

- TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Đó là những vụ án phức tạp, những vụ án có những tình tiết khó đánh giá về tính chất vụ án.

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo,kháng nghị theo quy định của pháp luật tổ tụng.

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Riêng Tòa kinh tế TAND tỉnh còn có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Tòa lao động TAND

tỉnh còn có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 28 - 31)