Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh thái học THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 42 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh thái học THPT

2.1.1. Vị trí

Phần Sinh thái lớp 12 là phần bảy - phần cuối cùng trong SGK Sinh học 12. tiếp tục kế thừa kiến thức ở lớp 9 - THCS theo hướng đồng tâm mở rộng. Bên cạnh việc nhắc lại kiến thức thì còn nâng cao, khái quát hóa, đi sâu vào bản chất cơ chế.

2.1.2. Mục tiêu

Sau khi học xong phần này HS phải đạt được:

Về kiến thức

- Mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật và môi trường và những quy luật tác động.

- Sự biến động và cân bằng ở mức cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, từ đó hình thành kiến thức về nguyên nhân biến động và cân bằng trong tự nhiên.

- Kiến thức về bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và sự cân bằng tự nhiên.

Về kỹ năng

- Phát triển năng lực quan sát: vận dụng những kiến thức mà HS đã quan sát và tích lũy được trong đời sống.

- Phát triển năng lực phân tích và tổng hợp: phân tích các đơn vị cấu trúc của các tổ chức sống, đồng thời, phải có năng lực tổng hợp để nghiên cứu các đặc tính của từng cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống với môi trường.

- Phát triển năng lực khái quát hóa: Hình thành các quy luật sinh thái. - Kỹ năng hoạt động nhóm. Năng lực hợp tác.

Về thái độ

2.1.3. Nội dung

Nội dung của phần Sinh thái học ở lớp 12 tập trung vào các vấn đề sau:

- Sinh thái học cá thể (cá thể và môi trường). Phần này HS được nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể sinh vật và môi trường sống nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động, cấu tạo cơ thể với môi trường để có thể tồn tại và phát triển, đó là hình thành các đặc điểm thích nghi. Đặc biệt, nghiên cứu các qui luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

- Sinh thái học quần thể. Phần này HS được nghiên cứu qui luật hình thành và phát triển của quần thể thông qua mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và giữa quần thể và môi trường sống trong những điều kiện cụ thể, từ đó hình thành các đặc trưng cơ bản của quần thể mà không thể có ở cá thể.

- Sinh thái học quần xã. Phần này HS được nghiên cứu qui luật hình thành và phát triển quần xã thông qua mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã và môi trường sống, từ đó hình thành các đặc trưng của quần xã và trạng thái cân bằng tương đối của quần xã, qui luật phát triển của quần xã.

- Sinh thái học hệ sinh thái - sinh quyển. Phần này HS được nghiên cứu một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quần xã và sinh cảnh của nó gọi là hệ sinh thái, trong đó chứa đầy đủ nguồn sống để duy trì quần xã. Sinh quyển được coi như là một hệ sinh thái lớn nhất bao gồm nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn. Trong hệ sinh thái có sự trao đổi chất và dòng năng lượng đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

Nghiên cứu những ứng dụng của Sinh thái học trong bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên.

Nhìn chung, nội dung kiến thức gắn nhiều với thực tiễn. Đây là điều kiện rất thuận lợi để GV dạy học bộ môn thiết kế và vận dụng DHTNN nhằm thực hiện tốt mục tiêu “kép” như chúng tôi đã nêu ở trên đây.

2.1.4. Cấu trúc

Chương trình Sinh học phổ thông được xây dựng trên quan điểm hệ thống, quan điểm kế thừa theo hướng đồng tâm mở rộng. Kế thừa chương trình sinh học 9- THCS về phần Sinh thái thì Sinh học 12 đi sâu, nâng cao, khái quát hóa, đi sâu vào bản chất, đặc điểm sinh thái. Cụ thể: Chương trình thể hiện sự tiếp cận hệ thống các

kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ, đến các hệ trung, lên các hệ lớn: tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - sinh quyển, vì vậy chương trình sinh học 12 là lớp cuối cấp, chủ yếu đề cập đến cấp độ cơ thể trở lên. Điều này phù hợp với một đặc điểm của sinh học hiện đại là dựa trên lý thuyết các cấp độ tổ chức của sự sống, xem giới hữu cơ như những hệ thống có cấu trúc, gồm những thành phần tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả năng tự thân vận động, phát triển của hệ thống. Mỗi hệ lớn gồm những hệ nhỏ, mỗi hệ nhỏ lại gồm những hệ nhỏ hơn. Giữa các hệ nhỏ với nhau, giữa các hệ nhỏ với hệ lớn, cũng như giữa các hệ lớn với môi trường đều có những mối quan hệ tương tác phức tạp, tạo nên những đặc trưng của mỗi cấp tổ chức. Cụ thể, ở phần Sinh thái học (THPT), mạch nội dung được thể hiện ở trong sơ đồ dưới đây:

Hình 2.2. Cấu trúc nội dung kiến thức phần Sinh thái học (THPT)

Phần Sinh thái học lớp 12 không chỉ phủ lên Sinh học 9 mà còn mở rộng, nâng cao ở các nội dung:

- Sự phân bố cá thể của quần thể, kích thước và sự tăng trưởng quần thể,... - Các đặc trưng cơ bản của quần xã, diễn thế sinh thái,...

- Các kiểu hệ sinh thái,...

Việc phân tích nội dung, cấu trúc của phần Sinh thái lớp 12 THPT cho chúng tôi thấy rằng có thể vận dụng DHTNN một cách thuận lợi nhằm thực hiện mục tiêu “kép”: HS vừa chủ động lĩnh hội kiến thức môn học và vừa phát triển NLHT có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)