Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 38 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Cơ sở thực tiễn

1.4.1. Thực trạng mức độ vận dụng DHTNN trong dạy học các môn học ở THPT

Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức về tầm quan trọng việc vận dụng DHTNN trong dạy học ở trường THPT để phát triển NLHT cho HS trong dạy học, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra với các nội dung cụ thể dưới đây:

Phiếu điều tra “Nhận thức tầm quan trọng vận dụng DHTNN trong dạy học ở trường THPT”

Họ và tên GV: ...

Trường THPT: ...

ĐC hãy vui lòng đánh dấu √ vào ô trống ở bảng dưới đây và cho biết lí do vì sao? DHTNN theo anh chị là: Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Lí do: ...

... ... ...

Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy rằng, đa số GV cho rằng DHTNN là cần thiết và rất cần thiết (52%). Các GV này đã nhận thức rõ tầm quan trọng và hiệu quả của DHTNN: Giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu “kép” trong dạy học. Có 32% GV cho rằng việc có hay không vận dụng DHTNN là không cần thiết và các GV này “thi thoảng” mới vận dụng nó trong dạy học. Còn lại 16% cho rằng vận dụng DHTNN là không cần thiết với lí do chủ yếu là tốn kém thời gian và sợ “cháy”giáo án. Theo chúng tôi, 48% số GV cho rằng không cần thiết và bình thường là con số không nhỏ và nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này như thế thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Điều này càng được khẳng định khi chúng tôi phỏng vấn trực tiếp với HS bằng câu hỏi đơn giản là: “Em hãy phát biểu cảm tưởng của em khi được học theo nhóm nhỏ và cho biết lí do vì sao?” thì đại đa số HS lại cho rằng là “rất thích” học theo nhóm. Các HS rất mong được hoạt động nhóm vì các em được làm việc, được chia sẻ với bạn bè, không khí học tập vui nhộn, ít căng thẳng hơn những giờ học bình thường v.v. Điều này cũng cho thấy rằng, nếu như GV tích cực vận dụng DHTNN thì ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học môn học thì còn tạo cơ sở để hình thành và phát triển được NLHT ở HS (Thực hiện được mục tiêu “kép” trong dạy học).

1.4.2.Thực trạng mức độ vận dụng DHTNN trong dạy học Sinh thái học ở trường THPT

Cũng tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV dạy môn Sinh học và phỏng vấn HS ở một số trường THPT thuộc tỉnh Thái Nguyên (Cụ thể là 2 trường THPT trên địa bản tỉnh Thái Nguyên: Trường THPT Chu Văn An, trường THPT Điềm Thụy). Chúng tôi cũng thu được những kết quả tương tự như trên. Qua đó,

chúng tôi thấy rằng đây là tình trạng chung và lí do chung đối với GV dạy các môn học nói chung và môn sinh học nói riêng. Thiết nghĩ rằng: cần phải tăng cường nhận thức và vận dụng DHTNN để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS trong dạy học các môn học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày các kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận về DHTNN và những vấn đề về năng lực và NLHT. Qua các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi đã nêu lên các khái niệm về DHTNN và vai trò của nó trong dạy học, những vấn đề về năng lực, thang đo năng lực, xác định các thành tố của NLHT, xây dựng được thang đo năng lực trong dạy học Sinh học trung học phổ thông.

Nghiên cứu n h ậ n t h ứ c v à việc v ậ n d ụ n g D H T N N trong phát triển NLHT của GV và HS trong dạy học phần Sinh thái học ở một số trường THPT hiện nay thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn về vận dụng DHTNN để phát triển NLHT ở HS, chúng tôi đề xuất quy trình thực hiện DHTNN gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị, thực hiện và tổng kết và trong mỗi một giai đoạn bao gồm những bước chi tiết cụ thể.

Chương 2

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HS THPT QUA DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ PHẦN SINH THÁI HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 38 - 42)