Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 71 - 83)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Kết quả phân tích định lượng kết quả học tập của HS

3.5.1.1. Kết quả các bài kiểm tra trong TN lần 1

Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong bài kiểm tra ở nhóm lớp TN và nhóm ĐC, kết quả bài kiểm tra được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 1

Lớp Số bài Điểm số (Xi)

2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 84 2 4 6 15 17 20 14 6 0

TN 82 0 2 4 8 13 17 19 15 4

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 1

Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 84 2,38 4,76 7,14 17,86 20,24 23,81 16,67 7,14 0,00 TN 82 0,00 2,44 4,88 9,76 15,85 20,73 23,17 18,29 4,88 Từ số liệu ở bảng 3.2, lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra đợt 1 (hình 3.1):

So sánh tần suất điểm số của nhóm lớp ĐC và nhóm lớp TN (H3.1) nhận thấy giá trị mod của lớp ĐC (5) thấp hơn so với lớp TN. Tần suất điểm ở dưới điểm mod của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngược lại, tần suất điểm số trên giá trị mod của lớp TN lại cao hơn các lớp ĐC. Điều này cho thấy kết quả kiểm tra ở các lớp TN cao hơn kết quả của các lớp ĐC. Lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.3):

Bảng 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra lần 1

Lớp Điểm số (Xi)

2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 100,00 97,62 92,86 85,71 67,86 47,62 23,81 7,14 0,00

TN 100,00 100,00 97,56 92,68 82,93 67,07 46,34 23,17 4,88 Từ bảng 3.3, chúng tôi vẽ được đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) HS đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số Xi)

Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC lần 1

Như vậy so sánh đường đồ thị tần suất hội tụ tiến (hình 3.2) ta thấy đường biểu diễn của nhóm TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường biểu diễn của nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Để khẳng định điều này tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kiểm định điểm kiểm tra lần 1 Kiểm định của hai mẫu Kiểm định của hai mẫu

(z-Test: Two Sample for Means)

ĐC TN

Mean ( ĐC và TN) 6,277108434 7,197530864 Known Variance (Phương sai) 2,8 2,99

Observations (Số quan sát) 83 81 Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z (trị số z = U) -3,462865787 Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1,644853627

Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 hai chiều 1,959963985

Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: TN > ĐC ( T N = 7,198,

ĐC = 6,277), phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 3,463 > 1,659 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học phần Sinh thái bằng nhóm nhỏ và các kĩ thuật khác tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”và đối thuyết HA “Dạy học phần Sinh thái bằng nhóm nhỏ và kĩ thuật khác tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phân tích phương sai điểm kiểm tra lần 1

Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor) Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance) ĐC 84 523 6,22619 2,803643 TN 82 586 7,146341 2,793135

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (Df) Phương sai (MS) FA = Sa2/S2N Xác suất FA (P-value) F crit Giữa các nhóm (Between Groups) 35,132 1 35,13203 12,55409 0,00052 3,8988 Trong nhóm (Within Groups) 458,946 164 2,798453 Total 494,078 165 Trong bảng 3.5, phần tổng hợp (Summary) cho thấy số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 12,554 > F- crit (tiêu chuẩn) = 3,899 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp dạy - học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

3.5.1.2. Kết quả các bài kiểm tra trong TN lần 2

Rút kinh nghiệm kết quả TN sư phạm lần 1, chúng tôi hướng dẫn GV đổi mới cách DH, đặc biệt là cách tổ chức cho HS học theo nhóm nhỏ. Chúng tôi đã tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV về phương pháp dạy TN và nội dung cũng như sự phù hợp với trình độ HS ở các trường, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp trong TN lần 2.

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 2 Lớp Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 84 1 3 6 10 13 22 20 8 1 TN 82 0 2 1 4 12 19 20 17 7

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2

Lớp Số

bài 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 84 1,19 3,57 7,14 11,90 15,48 26,19 23,81 9,52 1,19

TN 82 0,00 2,44 1,22 4,88 14,63 23,17 24,39 20,73 8,54

Từ số liệu ở bảng 3.7, Lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra lần 2 (hình 3.3):

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra lần 2

So sánh tần suất điểm số của nhóm lớp ĐC và nhóm lớp TN (H3.3) nhận thấy giá trị mod của lớp ĐC thấp hơn so với lớp TN. So sánh với lần kiểm tra thứ nhất, sau khi được điều chỉnh cách dạy TN thì giá trị mod lần kiểm tra thứ 2 cao hơn so với lớp TN ở lần kiểm tra TN thứ nhất. Lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.8):

Bảng 3.8. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra lần 2

Lớp Điểm số (Xi )

2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 100 98,81 95,24 88,10 76,19 60,71 34,52 10,71 1,19

TN 100 100 97,56 96,34 91,46 76,83 53,66 29,27 8,54

Từ bảng 3.8, chúng tôi vẽ được đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) HS đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số Xi)

Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC lần 2

Như vậy so sánh đường đồ thị tần suất hội tụ tiến (hình 3.4) ta thấy đường biểu diễn của nhóm TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường biểu diễn của nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

Để khẳng định điều này tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kiểm định điểm kiểm tra lần 2 Kiểm định c ủ a h a i m ẫ u Kiểm định c ủ a h a i m ẫ u

( z-Test: Two Sample for Means)

ĐC TN

Mean ( ĐC và TN) 6,662650602 7,592592593 Known Variance (Phương sai) 2,75 2,67

Observations (Số quan sát) 83 81 Hypothesized Mean Difference (H0) 0

z (trị số z = U) -3,617178449 Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1,644853627 Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 hai chiều 1,959963985

Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.9 cho thấy: TN > ĐC ( TN = 7,59; ĐC = 6,66), phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 3,62 > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học phần Sinh thái bằng nhóm nhỏ và các kĩ thuật khác tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”và đối thuyết HA “Dạy học phần Sinh thái bằng nhóm nhỏ và kĩ thuật khác tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.10:

Bảng 3.10. Phân tích phương sai điểm kiểm tra lần 2

Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor) Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance) ĐC 84 555 6,607 2,747 TN 82 618 7,537 2,425

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phương sai (MS) FA= Sa2/ S2N Xác suất FA (P-value) F crit Giữa các nhóm

(Between Groups) 35,85 1 35,85 13,85 3E-04 3,898787 Trong nhóm

(Within Groups) 424,4 164 2,588 Total 460,3 165

Trong bảng 3.10, phần tổng hợp (Summary) cho thấy số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 13,85 > F-crit (tiêu chuẩn) = 3,89 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp dạy - học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

Như vậy những lần thực nghiệm chỉ ra rằng kết quả học tập ở các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết khoa học của luận văn đề ra.

3.5.2. Kết quả phân tích phát triển NLHT cho HS

Để đánh giá hiệu quả vận dung DHTNN đến sự phát triển NLHT cho HS, chúng tôi dựa vào bảng tiêu chí đánh giá NLHT. Cụ thể là:

1.Nếu Q 8 và tất các các chỉ tiêu từ (1) đến (6) đạt từ 70% tổng điểm của từng tiêu chí thì HS được đánh giá là có NLHT đạt loại: Tốt.

2.Nếu 7 Q 8 và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 50% tổng điểm của từng tiêu chí thì HS được đánh giá là có NLHT đạt loại: Khá.

3.Nếu 5 Q 7 và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 50% tổng điểm của từng tiêu chí thì HS được đánh giá là có NLHT đạt loại: Trung bình.

4.Nếu Q 5 thì HS được đánh giá là có NLHT đạt loại: Yếu-kém.

Ngoài ra, chúng tôi đã sử dụng các mẫu phiếu hỗ trợ trong quá trình đánh giá NLHT của HS. Cụ thể là:

a) Phiếu đánh giá NLHT của HS thông qua quan sát, phỏng vấn

b) Phiếu đánh giá NLHT của HS thông qua phiếu tự đánh giá và đánh giá thành viên trong nhóm

c) Phiếu đánh giá NLHT của HS thông qua phiếu đánh giá hoạt động hay phiếu đánh giá làm việc nhóm.

Nội dung chi tiết của từng mẫu phiếu được chúng tôi trình bày ở chương 2 của luận văn.

Kết quả thực nghiệm thu được như sau:

Bảng 3.11. So sánh NLHT giữa lớp ĐC và lớp TN

Lớp Yếu-kém Trung bình Khá Tốt

ĐC 16 38 22 8

Hình 3.5. Đồ thị so sánh NLHT giữa lớp ĐC và lớp TN

Từ bảng 3.11 và hình 3.5 ta thấy rằng khi thực hiện đánh giá NLHT theo bảng tiêu chí đối với lớp TN và ĐC thông qua DHTNN thì lượng HS có NLHT ở mức độ khá và tốt của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC và ngược lại thì ở mức độ yếu, kém và trung bình của các lớp TN thấp hơn hơn so với các lớp ĐC.

Bảng 3.12. So sánh lớp TN trước (TN1) và sau TN (TN2)

Số lần Yếu-kém Trung bình Khá Tốt

TN1 14 38 22 8

TN2 4 14 42 22

Từ kết quả ở trên thấy rằng khi nhận thức được về NLHT, các lớp TN đã có sự thay đổi và đạt hiệu quả cao trong phát triển NLHT cho HS. Điều này chứng tỏ DHTNN đã tạo được môi trường phát huy NLHT, qua đó tạo điều kiện để HS được hoạt động, được chủ động lĩnh hội kiến thức, được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trình bày, đặc biệt là kĩ năng hợp tác.

Kết luận chương 3

Qua kết quả phân tích định lượng và định tính của quá trình thực nghiệm sư phạm (kết quả được kiểm định bằng các hàm số phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel, đảm bảo tính chính xác, khách quan) nhận thấy rằng: Việc DHTNN khá phù hợp để phát triển NLHT cho HS phần Sinh thái -THPT. Bên cạnh đó, còn có tác dụng rèn luyện các tư duy, kĩ năng nhận thức, kĩ năng học tập và đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm và năng lực xã hội cho HS.

Từ những kết quả công bố của luận văn và những kết quả phân tích thực nghiệm của chương 3 đã cho thấy giả thuyết khoa học mà luận văn đưa ra là phù hợp và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 71 - 83)