Thị đường lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC lần 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 72 - 75)

Như vậy so sánh đường đồ thị tần suất hội tụ tiến (hình 3.2) ta thấy đường biểu diễn của nhóm TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường biểu diễn của nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Để khẳng định điều này tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kiểm định điểm kiểm tra lần 1 Kiểm định của hai mẫu Kiểm định của hai mẫu

(z-Test: Two Sample for Means)

ĐC TN

Mean ( ĐC và TN) 6,277108434 7,197530864 Known Variance (Phương sai) 2,8 2,99

Observations (Số quan sát) 83 81 Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z (trị số z = U) -3,462865787 Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1,644853627

Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 hai chiều 1,959963985

Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: TN > ĐC ( T N = 7,198,

ĐC = 6,277), phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 3,463 > 1,659 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học phần Sinh thái bằng nhóm nhỏ và các kĩ thuật khác tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”và đối thuyết HA “Dạy học phần Sinh thái bằng nhóm nhỏ và kĩ thuật khác tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phân tích phương sai điểm kiểm tra lần 1

Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor) Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance) ĐC 84 523 6,22619 2,803643 TN 82 586 7,146341 2,793135

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (Df) Phương sai (MS) FA = Sa2/S2N Xác suất FA (P-value) F crit Giữa các nhóm (Between Groups) 35,132 1 35,13203 12,55409 0,00052 3,8988 Trong nhóm (Within Groups) 458,946 164 2,798453 Total 494,078 165 Trong bảng 3.5, phần tổng hợp (Summary) cho thấy số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 12,554 > F- crit (tiêu chuẩn) = 3,899 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp dạy - học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

3.5.1.2. Kết quả các bài kiểm tra trong TN lần 2

Rút kinh nghiệm kết quả TN sư phạm lần 1, chúng tôi hướng dẫn GV đổi mới cách DH, đặc biệt là cách tổ chức cho HS học theo nhóm nhỏ. Chúng tôi đã tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV về phương pháp dạy TN và nội dung cũng như sự phù hợp với trình độ HS ở các trường, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp trong TN lần 2.

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 2 Lớp Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 84 1 3 6 10 13 22 20 8 1 TN 82 0 2 1 4 12 19 20 17 7

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2

Lớp Số

bài 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 84 1,19 3,57 7,14 11,90 15,48 26,19 23,81 9,52 1,19

TN 82 0,00 2,44 1,22 4,88 14,63 23,17 24,39 20,73 8,54

Từ số liệu ở bảng 3.7, Lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra lần 2 (hình 3.3):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)