Thị thể hiện NLHT trước và sau TN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 80 - 96)

Từ kết quả ở trên thấy rằng khi nhận thức được về NLHT, các lớp TN đã có sự thay đổi và đạt hiệu quả cao trong phát triển NLHT cho HS. Điều này chứng tỏ DHTNN đã tạo được môi trường phát huy NLHT, qua đó tạo điều kiện để HS được hoạt động, được chủ động lĩnh hội kiến thức, được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trình bày, đặc biệt là kĩ năng hợp tác.

Kết luận chương 3

Qua kết quả phân tích định lượng và định tính của quá trình thực nghiệm sư phạm (kết quả được kiểm định bằng các hàm số phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel, đảm bảo tính chính xác, khách quan) nhận thấy rằng: Việc DHTNN khá phù hợp để phát triển NLHT cho HS phần Sinh thái -THPT. Bên cạnh đó, còn có tác dụng rèn luyện các tư duy, kĩ năng nhận thức, kĩ năng học tập và đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm và năng lực xã hội cho HS.

Từ những kết quả công bố của luận văn và những kết quả phân tích thực nghiệm của chương 3 đã cho thấy giả thuyết khoa học mà luận văn đưa ra là phù hợp và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Căn cứ vào những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra của đề tài luận văn, chúng tôi đã thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể dưới đây:

1.1. Kết quả tổng quan tài liệu, chúng tôi đã góp phần hệ thống những nghiên cứu và những ứng dụng DHTNN trong dạy học các môn học nói chung và dạy học Sinh học ở trường THPT trên thế giới và Việt Nam.

1.2. Điều tra thực trạng ở một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy cả GV và HS đều nhận thấy vai trò quan trọng của DHTNN và sự hứng thú của HS về nó. Tuy nhiên, vận dụng dạy học này ở các trường THPT còn thấp làm hạn chế tính tích cực, chủ động và phát triển NLHT của HS.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất và vận dụng quy trình đó trong dạy học phần Sinh học sinh thái học, thiết kế 03 giáo án thực nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học của HS, đảm bảo các tiêu chuẩn sư phạm để phát triển NLHT cho HS.

1.4. Qua thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT thuộc tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy DHTNN không chỉ rèn luyện được các hoạt động để hình thành và phát triển NLHT cho HS mà còn nâng cao kết quả học tập bộ môn, góp phần thực hiện mục tiêu “kép” trong dạy học.

2. Kiến nghị

2.1. Đề tài chỉ mới đề xuất sử dụng DHTNN tổ chức dạy học trong phần Sinh thái học (Sinh học 12 - THPT). Cần tiếp tục nghiên cứu ở các phần khác của chương trình Sinh học phổ thông, ở tất cả các bộ môn khác ở các trường phổ thông theo hướng nghiên cứu mà đề xuất để giúp HS hình thành và phát triển các NLHT, giúp HS không chỉ lĩnh hội tri thức tốt mà còn phát triển được các NL trong quá trình dạy - học.

2.2. Cần đủ thời gian để đánh giá cụ thể sự phát triển của từng thành tố cấu trúc nên NLHT ở HS trong dạy - học.

2.3. Việc sử dụng đem lại hiệu quả cao trong dạy học, nhưng lại đòi hỏi người GV có nhiều kinh nghiệm, năng lực và phải đầu tư nhiều công sức, thời gian. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng GV, trao đổi nghiệp vụ các chuyên đề về phương pháp và biện pháp vận dụng DHTNN theo định hướng phát triển năng lực.

2.4. Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả nghiên cứu mới đi sâu vào các biện pháp vận dụng DHTNN để rèn luyện NLHT trong khâu hình thành kiến thức mới. Các khâu khác của quá trình dạy học cần được nghiên cứu tiếp để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW)

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ giáo viên, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lý xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Dự án Việt - Bỉ (1998), Đào tạo giáo viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, (Nguồn: Teaching today, Pretty, G., 2nd Edittion, 1998, Stanley Thornes).

6. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2012), Sinh học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Thị Minh Đức (1995), Giáo dục Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Guy Palmade (1999), Các phương pháp sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Thị Hiền (2015), “Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (360).

10. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Lê Thị Minh Hoa(2015),“ Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, LATS. Hà Nội.

12. Trần Bá Hoành (2002), “Thực hiện dạy học tích cực như thế nào?”, Tạp chí Giáo dục, (6)

13. Trần Bá Hoành (2002), Lý luận cơ bản về dạy học và học tích cực, Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THCS - Dự án hợp tác Việt - Bỉ.

14. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Hoan (2004), Rèn luyện kĩ năng học tập (làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm) cho học sinh lớp 6,7 trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

16. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học xã hội trong quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Hồng (2010), Dạy học hợp tác - nhóm, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 18. Nguyễn Thị Huệ (1994), Quan hệ giữa vị thế của học sinh trong nhóm nhỏ với

kết quả học tập ở lứa tuổi THCS, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

19. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Đặng Thành Hưng (1995), Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người đọc ở phương Tây, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

21. Trần Duy Hưng (2002), Tổ chức dạy học cho học sinh THCS theo các nhóm nhỏ, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 22. Joe Landsberger (2010), Học tập cũng cần chiến lược, Nxb Lao động - Xã hội,

Hà Nội.

23. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Nguyễn Lân (1958), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên 2004), Một số vấn đề giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh (1945), “Chống nạn thất học”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

27. Hồ Chí Minh (1950), “Nói về công tác huấn luyện và học tập”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

28. Vũ Thị Nho (2007), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, Nxb Trẻ, thành phố HCM. 30. Phạm Huyền Phương (2014). Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong

dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.].

31. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2012), Rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm trong hoạt động nhóm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

32. Hoàng Tâm Sơn (1993), Bài giảng Tâm lý học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Nguyễn Thị Thanh (2013), Dạy học theo hướng pháp triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

34. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.

36. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 37. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

38. Thái Duy Tuyên, Lý luận dạy học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 39. UNESCO (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế

giới, Nxb Thế giới, Hà Nội

40. Trương Thị Thu Yến (2012), Rèn luyện kỹ năng dạy học nhóm cho giáo viên tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

TIẾNG ANH

41. Arends.R.I (2009), Learning to teach, Mc Graw-Hill, New York, USA.

42. Batliner.R. (2002), SFSP Teaching Methodogy Handbook, AGRICULTURE Pulishing House.

43. Boyatzis, R.E. (1982), The Competent Manager: A model for Effective performance, New York: Wiley.

44. Brookfirld.S.D (1990), The skillful teacher, San Francisco, Jossey Bass.

45. Brookfirld.S.D & Preskill.S. (1999), Discussion as a way of teaching, Buckingham, S.R.H.E&Open University Press.

46. Carroll A., McCrackin J. (1998), ”The Competent Use of Competency-Based Strategies for Selection and Development”, Performance Improvement Quarterly, 11(3), pp.45-63.].

47. Dewey.J. (1985), Experience and nature, New York: Dover.

48. Dubois D.D, Rothwell W.J. (2004), Competency-Based Human Resource Management, Davies-Black Publishing, california.].

49. Fisher B.A & Ellis D.G (1990), Small group decision making, (3rded) McGraw Hill, Publishing Co, New York.

50. JaQues.D (1991), Learning in group, 2nded Kogan Page, London.

51. John Wiley & Sore.(1993, )L.M. Spencer and S.M. Spencer, Competence at work: models for superior performance, New York.

52. Johnson.D.W. & Johnson.R.T and E.Holubec (1998), Cooperation in the classroom. Boston: Allyn and Bacon.

53. Kroon, B. (2006), Competency Guide, Iowa Department of Administrative Services - Human Resources Enterprise, New York.].

54. L.Railon (2001), Roger Cousinet, www.ibe.unessco.org/publications/.../cousinee.pdf 55. Slavin.R.E (1990), Cooperative learning: Theory, research and practice,

56. Slavin.R.E. (1986), Small group methods, in M.Dunkin (ed), The international encyclopaedia of teaching and teacher education. Elmsford, NY: Pergamon Prees. 57. Slavin.R.E. (1995), Cooperative learning: Theory, research, and practice,

Needham Heights, MA: Simon & Schuster Company.

58. Tiberius.R.G. (1990), Small group teaching: A trouble- shooting guide,Toronto, OISE Press and the Ontario institute for Studies in Education.

PHỤ LỤC Bài kiểm tra 15 phút

KIỂM TRA LẦN 1 Khoanh tròn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1:Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là:

A. Môi trường sống B. Ngoại cảnh C. Nơi sinh sống của quần thể D. Ổ sinh thái

Câu 2: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định

B. Duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. C. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống.

D. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.

Câu 3: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

B. Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn.

C. Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. D. Số lượng các cá thể trong quần thể duy tri ở mức độ phù hợp.

Câu 4: Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ và cạnh tranh B. Quần tự và hỗ trợ C. Ức chế và hỗ trợ D. Cạnh tranh và đối địch

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

A. Đảm bảo số lượng cảu các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 6: Đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể gồm:

A. 4 đặc trưng B. 6 đặc trưng C. 7 đặc trưng D. 5 đặc trưng

Câu 7: Các đặc trưng cơ bản của quần thể là:

A. Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi

B. Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể.

C. Tỷ lệ giới tính, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể và thành phần nhóm tuổi D. Tỷ lệ giới tính, mật độ cá thể và thành phần nhóm tuổi.

Câu 8:Các kiểu phân bố của quần thể là:

A. Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, B. Phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm D. Phân bố theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên

Câu 9: Tỷ lệ này thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: điều kiện sống của môi trường, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh dưỡng. Đây là tỷ lệ:

A. Giới tính

B. Thành phần nhóm tuổi C. Sự phân bố cá thể D. Mật độ cá thể

Câu 10: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Đáp án: 1 C 6 A 2 B 7 C 3 A 8 D 4 A 9 A 5 C 10 C

KIỂM TRA LẦN 2 Câu 1: Hệ sinh thái gồm ?

A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh

B. Quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã C. Diễn thế sinh thái và sinh cảnh

D. Các quần thể sinh vật cùng loài và sinh cảnh

Câu 2 : Đặc điểm nào sau đây không phải của hệ sinh thái tự nhiên

A. Gồm sinh cảnh và quần xã sinh vật

B. Là hệ mở luôn trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường C. Gồm 2 thành phần vô sinh với hữu sinh

D. Do con người tạo ra và luôn thực hiện các biện pháp cải tạo .

Câu 3: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm : Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế ?

A . Hệ sinh thái biển. B . Hệ sinh thái thành phố.

C . Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 4 : Loài nào trong số những sinh vật sau đây không phải là sinh vật sản xuất?

A . Dương xỉ B . Tảo đỏ C . Dây tơ hồng D. Thực vật bậc cao

Câu 5: Những đơn vị sau đây là những hệ sinh thái điển hình, loại trừ:

A . Thái Bình Dương B . Mặt Trăng

C . Một con suối nhỏ trong rừng D. Một cái ao nhỏ đầu làng

Câu 6: Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là: A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. hệ sinh thái. D. nhóm sinh vật khác loài

Câu 7: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau.

D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Câu 8:Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)