Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố của DHTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 27 - 28)

Trong sơ đồ trên:

- HS: vừa là đối tượng của người dạy, vừa là chủ thể tích cực của hoạt động học, họ sẽ tự tìm ra kiến thức bài học bằng chính những hoạt động của mình và bằng sự tác động qua lại với các thành viên khác của nhóm và với GV.

- GV: vừa là chủ thể của hoạt động dạy, vừa là người hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo và điều khiển hoạt động học tập của HS, giúp HS tự lực tìm ra tri thức thông qua các quá trình cá nhân hóa và xã hội hóa.

- Nhóm: là môi trường xã hội cơ sở, nơi diễn ra quá trình trao đổi, tương tác và giao lưu “mặt đối mặt” (face to face) giữa các HS trong một nhóm và giữa GV với HS, làm cho các tri thức đã cá nhân hóa được xã hội hóa.

- Tri thức: là kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS được hình thành và phát triển qua sự hoạt động của bản thân, sự tương tác qua lại với các thành viên khác trong nhóm, giữa các nhóm và với GV để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Như vậy, DHTNN đã phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của người học, người học là trung tâm của hoạt động dạy học.

Từ mối quan hệ tương tác giữa ba thành tố cơ bản trên, trong quá trình DHTNN không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân - cá nhân mà còn được nâng lên ở mức độ cao hơn, xã hội - xã hội (nhóm - nhóm). Điều này có nghĩa là quá trình xã hội hóa được nâng lên ở cấp độ cao hơn về chất trong DHTNN. Đây là điểm mạnh và là điều kiện để phát triển NLHT ở HS.

Như vậy, từ điểm xuất phát cho đến điểm cuối cùng của QTDH, các thành tố cơ bản của QTDH luôn vận động, phát triển không ngừng trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta có thể minh họa sự tác động qua lại giữa các thành tố trong quá trình DHTNN ở sơ đồ dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)