Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 32 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3.1. Khái niệm năng lực

Thuật ngữ “năng lực” có nguồn gốc Latinh “competentia” có nghĩa là gặp gỡ. Trong tiếng Anh nghĩa là competency, capability,capacity, ability…

Competency là sự kết hợp của kiến thức quan sát và đo lường, kỹ năng, khả năng và phẩm chất cá nhân giúp cho hoạt động phát triển và cuối cùng dẫn đến sự thành công của tổ chức.

Capacity chỉ về khả năng đặc biệt của một người, rằng người đó có năng lực đặc biệt dành cho công việc đó. Capacity còn có nghĩa là dung tích, sức chứa, công suất.

Đôi khi năng lực còn được hiểu tương tự như tiềm năng (Capability) hay khả năng (Ability) của con người.

Capability ngoài ý nghĩa khả năng, năng lực như ability, còn ám chỉ về năng khiếu hay những đặc tính chưa phát triển, tiềm năng, tức năng lực tiềm tàng.

Ability chỉ về khả năng làm cái gì về thể chất hoặc tinh thần như khi ta nói đến một người nào đó có thể thưc hiện một việc (tốt hơn là giao công việc cho người này).

Thuật ngữ về năng lực được ý niệm rất sớm từ những năm 1970 và đã có nhiều định nghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau. McClelland (1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện công việc”. Boyatzis (1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao” [43]. Spencer and Spencer (1993) dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân

(kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc” [51]. Tương tự, Dubois (2004) định nghĩa “năng lực là các đặc tính mà cá nhân có được và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợp và nhất quán để đạt được kết quả mong muốn”. Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng, động cơ, nét tiêu biểu, cách suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động… [48].

Năm 1996, UB châu Âu đã đưa ra khái niệm năng lực được xem như là những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành GD.

Trong dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 7/2015) của nước ta, năng lực đã được định nghĩa như sau: Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí...

Từ các khái niệm trên có thể thấy năng lực có thể được hiểu là khả năng, là hiệu suất công việc được chứng minh qua kết quả hoạt động thực tế. Nó liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm cá nhân.

Chúng tôi cho rằng: Năng lực là khả năng thực hiện, giải quyết các tình huống cụ thể theo nhiều phương thức khác nhau tùy cá nhân dẫn tới đạt được kết quả nhất định. Năng lực có thể do bản năng, năng khiếu vốn có hoặc có thể được hình thành qua thời gian, học tập và từ nhiều kinh nghiệm tạo thành.

Có nhiều quan điểm phân loại năng lực hiện nay đang còn tranh luận. Trong đó nổi bật lên là quan điểm theo các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc các khối OECD thì năng lực được phân thành 2 nhóm chính: Năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung và năng lực riêng luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau [39].

1.3.1.1. Năng lực chung - năng lực cốt lõi

Theo Carroll A. năng lực chung mô tả khả năng, đặc tính cụ thể của một nhóm và được xem như là một bộ phận công tác. Năng lực này có thể giống như năng lực cốt lõi, nhưng cần đến ở mức độ cao hơn về trình độ để thực hiện nhiệm vụ công việc cụ thể, cũng có thể bao gồm năng lực chuyên môn, trong đó đề cập đến các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, tích luỹ được từ giáo dục, đào tạo hoặc dựa trên một lĩnh vực chuyên môn cụ thể [46].

Dựa vào các quan niệm đó có thể nhận ra rằng năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Theo quan niệm của EU, mỗi năng lực chung cần:

a) Góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng.

b) Giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và phức tạp.

c) Chúng có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan trọng với tất cả mọi người.

Ở Việt Nam, cùng hướng quan điểm đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 7/2015), các nhà nghiên cứu đã xác định 8 năng lực chung cơ bản cần hình thành và phát triển cho HS bao gồm:

(1) Năng lực tự học

(2) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (3) Năng lực thẩm mĩ

(4) Năng lực thể chất (5) Năng lực giao tiếp (6) Năng lực hợp tác

(7) Năng lực tính toán, sử dụng CNTT

1.3.1.2. Năng lực riêng

Đây là năng lực riêng biệt cho một vị trí cụ thể, có thể kế thừa năng lực chung cho một vị trí cụ thể, yêu cầu ở một mức độ thạo việc cao hơn. Những năng lực riêng cũng có thể bao gồm những năng lực chuyên môn, trong đó đề cập đến các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể tích luỹ được từ giáo dục, đào tạo hoặc dựa trên một lĩnh vực chuyên môn cụ thể [53].

Theo đó đối với trong trường học, năng lực riêng còn được gọi là năng lực cụ thể hay năng lực chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển trong một lĩnh vực hoặc môn học nào đó. Năng lực riêng còn là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện để hoạt động này đạt kết quả tốt. Chẳng hạn như: Theo nghiên cứu của trường Đại học Victoria (Úc), trong dạy học Sinh học gồm 4 nhóm năng lực chính:

1) Năng lực nhận thức về kiến thức Sinh học 2) Năng lực nghiên cứu khoa học

3) Năng lực thực địa

4) Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm Còn đối với môn Toán thì năng lực riêng bao gồm: 1)Giải quyết các vấn đề toán học

2)Lập luận toán học 3)Mô hình hóa toán học 4)Giao tiếp toán học

5)Tranh luận về các nội dung toán học

6)Vận dụng các cách trình bày toán học; Sử dụng các kí hiệu, ngôn ngữ nhất định, công thức, các yếu tố thuật toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 32 - 36)