Một số giáo án minh họa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 51 - 62)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Một số giáo án minh họa

Bài 36

QUẦN THỂ SINH VẬT

VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức:

+ Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa. Phân biệt được quần thể sinh vật với tập hợp các cá thể cùng loài.

+ Nêu được các mối quan hệ cơ bản trong quần thể sinh vật: hỗ trợ, cạnh tranh trong quần thể; lấy được ví dụ minh họa và phân tích được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa. Củng cố kĩ năng làm việc nhóm và năng lực hợp tác.

- Thái độ: Chú ý, tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài; Có ý thức và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống của sinh vật.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, SGK, SGV.

- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học trong SGK; Chuẩn bị câu hỏi thắc mắc.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY

Vấn đáp - gợi mở kết hợp hoạt động nhóm (HĐN).

IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Khái niệm về quần thể sinh vật; Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp học (1 phút): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số….

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ minh họa?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS tự chia nhóm: 6 người/N; bầu nhóm trưởng, thư kí.

- Giao nhiệm vụ:

1. Phân tích KN quần thể sinh vật (QT), phân biệt QT và tập hợp các cá thể cùng loài.

2. Giải thích quá trình hình thành QT. Nêu ví dụ.

- Thời gian HĐN 10 phút.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV giới thiệu mục II.

- Yêu cầu HS HĐN theo biên chế mới - Thời gian:15 phút:

- Giao nhiệm vụ:”Tự lập bảng phân biệt các

mối quan hệ trong QT theo các tiêu chí sau: + Tên mối quan hệ

+ Khái niệm

+ Nguyên nhân hình thành + Ví dụ minh họa

+ Vai trò, ý nghĩa của các mối quan hệ”.

- GV nhận xét, chốt kiến thức

- Chia nhóm, nhận nhóm

- Nhận nhiệm vụ; phân chia nhiệm vụ trong nhóm (3 HS /1 nhiệm vụ) - HĐN, nghiên cứu SGK, hoàn thành nhiệm vụ - Thảo luận nhóm

- Nhóm 1&3 báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS tự điều chỉnh - Chia nhóm, nhận nhóm - Nhận nhiệm vụ; phân chia nhiệm vụ trong nhóm - HĐN, nghiên cứu SGK, hoàn thành nhiệm vụ - Thảo luận nhóm - Nhóm 2&4báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS tự điều chỉnh I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể (SGK SH 12, Tr.156)

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1. Quan hệ hỗ trợ (SGK SH 12, Tr.157 - 158) 2. Quan hệ cạnh tranh (SGK SH 12, Tr.157 - 158)

4. Củng cố (5 phút)

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài. Yêu cầu HS điền vào phiếu điều tra nhận xét về nội dung học và cách thức tiến hành, tự đánh giá các nhóm theo phiếu điều tra. GV nhận xét và đánh giá kết quả buổi học.

5. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài 36, SGKSH12, Tr.159. - Đọc và tóm tắt nội dung bài 37, SGKSH12, Tr.160.

Bài 37

CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể và các nhân tố tác động đến các đặc trưng đó (tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, mật độ cá thể và phân bố cá thể của quần thể sinh vật). Xác định và giải thích được mật độ là đặc trưng cơ bản nhất.

- Dựa vào những dấu hiệu đặc trưng cơ bản để phân biệt được các quần thể khác nhau.

- Phân biệt được các kiểu phân bố cá thể của quần thể.

- Trình bày được ý nghĩa sinh thái cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

2. Kỹ năng

- HS tiếp tục củng cố kỹ năng khai thác thông tin từ kênh hình và kênh chữ - Rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc với SGK

- Tiếp tục củng cố kĩ năng hoạt động nhóm và phát triển NLHT.

3. Thái độ

- Tích cực, nghiêm túc tham gia thảo luận nhóm;

 Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp điều chỉnh tỷ lệ giới tính trong chăn nuôi.

 Giải thích cơ sở khoa học của việc cần phải bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

 Khi nghiên cứu sự phân bố cá thể giúp chúng ta giải thích được vì sao phải chọn kiểu phân bố hợp lý nhằm tăng khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố.

 Khi nghiên cứu mật độ cá thể của quần thể giúp chúng ta giải thích được việc điều chỉnh mật độ cá thể hợp lí trong quần thể giúp đảm bảo khai thác hiệu quả tối ưu nhất.

II.Nội dung trọng tâm của bài

- Khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản của quần thể: Tỷ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố cá thể của quần thể, mật độ cá thể của quần thể.

- Phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới các đặc trưng đó.

III.Phương tiện dạy học

- Bảng 37.1( SGK): Sự khác nhau về tỷ lệ giới tính của các quần thể sinh vật. - Hình 37.1(SGK): Các tháp tuổi của quần thể sinh vật.

- Hình 37.2(SGK): Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau. - Hình 37.3(SGK): Các kiểu phân bố cá thể của quần thể.

- Một số hình ảnh của các quần thể sinh vật thuộc các kiểu phân bố khác nhau; mật độ cá thể của quần thể.

IV.Phương pháp dạy học

Làm việc với SGK kết hợp với hoạt động nhóm.

V. Tiến trình tổ chức tiết học. 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật được hình thành như thế nào? - Trong quần thể có các mối quan hệ nào?

3. Bài mới (35 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Giới thiệu 4 đặc trưng cơ bản của QT - Chia lớp HS thành 8 nhóm (5-6 HS/N) - Yêu cầu HS HĐN với nhiệm vụ:

+ Nhóm 1&3: NC đặc trưng “Tỷ lệ giới tính” hoàn thành bảng 37.1 (SGKSH12 tr.161)

+ Nhóm 5&7: NC đặc trưng “Nhóm tuổi” hoàn thành 2 bài tập (SGKSH12 tr.162).

+ Nhóm 2&4: NC đặc trưng “Phân bố cá thể trong QT” tóm tắt nội dung bảng 37.2, trả lời câu hỏi 3 (SGKSH12 tr.165).

+ Nhóm 6&8: NC đặc trưng “Mật độ cá thể” hoàn thành bài tập (SGKSH12 tr.164).

Chú ý: các nhóm cùng chung nhiệm vụ không ngồi gần kề nhau (ngồi ở vị trí so le nhau hoặc cách xa nhau).

- TLN

- Thảo luận chung (từng đặc trưng)

- GV nhận xét và chốt kiến thức

- Làm rõ thêm:”Ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian sống và điều kiện sống….

- Chia nhóm, nhận nhóm

- Nhận nhiệm vụ; phân chia nhiệm vụ trong nhóm (3 HS /1 nhiệm vụ) - HĐN, nghiên cứu SGK, hoàn thành nhiệm vụ - Thảo luận nhóm (10 phút) - 1 trong 2 nhóm cùng nhiệm vụ báo cáo, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (Nhóm 1 báo cáo, nhóm 3 nhận xét, bổ sung) - HS tự điều chỉnh I. Tỷ lệ giới tính II. Nhóm tuổi III. Sự phân bố cá thể trong QT IV. Mật độ cá thể trong QT

4. Củng cố (3 phút)

Câu 1: Để đàn gà nuôi phát triển ổn định, đỡ lãng phí thì tỷ lệ trống/mái hợp lý nhất là:

A.1/1 B.2/1 C.2/3 D.1/4

Câu 2: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên: A.Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định. B.Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái.

C.Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ. D.Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

Câu 3: Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào? A.Dạng suy vong

B.Dạng ổn định C.Dạng phát triển D.Tùy từng loài

Câu 4: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A.Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.

B.Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C.Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D.Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới: A.Cấu trúc tuổi của quần thể.

B.Kiểu phân bố cá thể của quần thể.

C.Khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. D.Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Đáp án: Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4:B Câu 5:C E.Dặn dò (1 phút):

Hoàn thành các bài tập SGK trang 165, đồng thời đọc trước bài 38 để chuẩn bị cho tiết học sau.

Bài 42 HỆ SINH THÁI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức: Trình bày được khái niệm hệ sinh thái là gì? Lấy được ví dụ minh họa và chỉ ra các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó. Phân biệt được hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, SGK, Hình 42.1 - 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet , phiếu học tập

- HS: SGK, đọc trước bài học. Một số hình ảnh:

Hình 1. Mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu trong hệ Sinh thái

Hình 3. Các thành phần cấu trúc của hệ Sinh thái

Phiếu học tập. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo Đặc điểm HST tự nhiên HST nhân tạo Độ phân tầng Nhiều Ít hoặc không Cấu trúc tuổi Phức tạp Gần bằng nhau

Năng lượng Ngoài năng lượng mặt trời còn có một phần do con người cung cấp

Chủ yếu là năng lượng mặt trời

Vật chất Một phần thức ăn được đưa vào hệ sinh thái và một phần sản lượng được đưa ra ngoài Tất cả thức ăn đều được cung cấp trong hệ sinh thái

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:

Khái niệm về hệ sinh thái và cấu trúc của hệ sinh thái.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

HĐN (có sử dụng kĩ thuật “Công đoạn” ).

V. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

3. Bài mới (35 phút)

GV HS Nội dung

1. Giới thiệu nội dung chính bài học 2. Yêu cầu HS HĐN (20 phút): - Lớp HS được chia 3 nhóm - Giao nhiệm vụ và tổ chức HĐN: Bước 1. + Nhóm 1 thảo luận phần I (SGKSH 12, Tr. 186 ) + Nhóm 2 thảo luận phần II (SGKSH 12, Tr. 187 )

+ Nhóm 3 thảo luận phần III (SGKSH 12, Tr. 187)

Bước 2.

- Sau khi các nhóm thảo luận xong và ghi kết quả thảo luận của mình trên tờ giấy khổ Ao, các nhóm luân chuyển kết quả thảo luận của mình cho các nhóm khác. Ví dụ: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2; nhóm 2 chuyển cho nhóm 3; nhóm 3 chuyển cho nhóm 1.

- Các nhóm đọc và bình luận, bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó các nhóm lại luận chuyển tiếp cho các nhóm khác để tiếp nhận một sự nhận xét khác.

- Cứ làm như vậy cho đến khi các nhóm nhận lại được kết quả của mình với các ý kiến góp ý của các nhóm bạn. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các nhóm bạn để hoàn thiện kết quả của mình.

- Sau khi hoàn thiện kết quả, các nhóm sẽ treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên tường lớp học như một phòng tranh.

Bước 3. (5 phút) GV nhận xét và chốt kiến thức - Nhận nhóm. - Nhận nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét, bổ sung, chia sẻ với nhóm bạn

- Tự điều chỉnh

I. Khái niệm hệ sinh thái

II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

III. Các kiểu hệ sinh thái trong tự nhiên

4. Củng cố (4 phút)

Đọc và trao đổi phần thông tin có chữ in nghiêng trong SGK.

5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.

- Tìm hiểu sự trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)