Cá nhân có xu hướng hình thành nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 25 - 27)

hình thành nhóm

Hình 1.3. Cá nhân có xu hướng hình thành nhóm hình thành nhóm

(3) Hệ thống các chuẩn mực và quy tắc: Khi các cá nhân trong nhóm cùng tương tác với nhau để chia sẻ một mục tiêu chung của cả nhóm, thì hệ thống các chuẩn mực và quy tắc là những luật lệ, những quy định giúp cho hoạt động của nhóm diễn ra một cách thuận lợi nhất.

(4) Nhóm chính thức, nhóm phi chính thức và nhóm nền tảng [52]

- Nhóm chính thức (formal groups): Là nhóm được cấu trúc, được tạo điều kiện thuận lợi và được theo dõi bởi GV trong suốt quá trình học. Loại nhóm này gồm những HS cùng nhau làm việc để đạt được các mục tiêu chung bằng cách đảm bảo rằng mọi thành viên của nhóm đều hoàn thành nhiệm vụ được giao (ví dụ: hoàn thành bài học).

Nhóm chính thức có số lượng HS thay đổi từ 2 đến 6 HS, với thời gian thảo luận kéo dài từ vài phút đến 1 tiết.

- Nhóm phi chính thức (informal groups): Là nhóm học mang tính chất tạm thời, có thể thay đổi theo từng bài học cho phù hợp và không theo một thể thức nhất định nào, có thể tồn tại trong phạm vi một vài phút đến một tiết học để đạt được mục tiêu chung trong chốc lát trong một bài giảng hay một phần bài học.

- Nhóm nền tảng: Là nhóm đồng đẳng (gồm các thành viên cố định nhiều thành phần) tập hợp cùng nhau trong thời gian dài (có thể trong suốt một năm hoặc vài năm) để phát triển và góp phần hoàn thiện kiến thức cho HS bằng cách tổ chức thảo luận nhóm.

(5) Vai trò: Vai trò là mẫu hành vi mà các thành viên trong nhóm phải làm để phục vụ hoạt động chung của nhóm. Các vai trò này được đưa ra căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các thành viên trong nhóm, đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm học tập. Vì vậy, căn cứ vào hoạt động của nhóm mà vai trò của từng thành viên được xác định vào từng khâu, từng bước của hoạt động nhóm, có thể đó là những vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân, liên quan đến nhiệm vụ học tập của nhóm cần để hoàn thành mục tiêu chung, hay là sự liên quan, củng cố, duy trì nhóm học tập. Thông thường khi hoạt động nhóm có các vai trò sau:

+ Vai trò có liên quan đến nhiệm vụ cần hoàn thành + Vai trò có liên quan đến việc củng cố, duy trì nhóm

+ Vai trò có liên quan đến nhu cầu của từng thành viên trong nhóm.

Các nhà nghiên cứu đã xác định năm giai đoạn phát triển của nhóm là [29]: (1) Giai đoạn hình thành hay thành lập (forming); (2) Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn (storming); (3) Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn (norming); (4) Giai đoạn trưởng thành hay hoạt động (performing); (5) Giai đoạn kết thúc (adjourning).

1.2.1.2. Bản chất của dạy học theo nhóm nhỏ

Trong DHTNN, các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân HS sẽ được tổ chức lại và liên kết với nhau trong hoạt động chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập và trong quá trình liên kết đó sẽ hình thành các mối quan hệ GV- Nhóm - HS.

Trong DHTNN, HS là nhân tố trung tâm, là chủ thể tích cực tiếp cận từ việc dạy cho tới việc học nhằm làm cho các thành tố tác động qua lại lẫn nhau trong một hoạt động chung. Sự tác động của ba thành tố trên diễn ra trong một môi trường xã hội cơ sở: đó là nhóm.

Mối quan hệ giữa ba thành tố chính của DHTNN là người dạy, người học và tri thức có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học theo nhóm nhỏ phần sinh thái học​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)