Bình chữa cháy bột khô

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 65 - 69)

2/ Nếu khu vực cháy lớn, chúng ta sẽ dập đám cháy magie bằng gì? Khi có đám cháy kim loại, trước tiên đội lính cứu hỏa sẽ bình tĩnh cách ly mọi người ra khỏi khu vực cháy. Đám cháy magie có thể dập tắt bằng việc không làm gì cả. Đội lính cứu hỏa sẽ chỉ làm một việc vô cùng đơn giản là đứng xa ra. Đám cháy kim loại quá nóng và quá khó khăn để có thể kiểm soát, theo [24].

e/ Đám cháy loại F:

Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng. Đám cháy loại này còn được gọi là lửa nhà bếp, xuất phát từ các chất lỏng dễ cháy như mỡ, dầu, chất béo xảy ra khi nấu ăn. Đây là một trong những đám cháy rất phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để dập tắt lửa của loại đám cháy này là sử dụng bình chữa cháy hóa chất ướt.

V. Nguyên tắc trong phòng cháy

Tham gia các lớp huấn luyện PCCC để nâng cao kiến thức, kỹ năng vận dụng của thành viên trong gia đình.

Trang bị các phương tiện PCCC cần thiết như bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc, chuông báo cháy,... để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố cháy nổ.

58

Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến cháy nổ.

Khi cần thiết phải hàn cắt kim loại, cần phải che chắn khu vực xung quanh bằng các chất liệu không cháy hoặc chuyển các vật liệu dễ cháy ra khu vực an toàn.

Những xe chở xăng dầu không chạy quá tốc độ: đường đồng bằng tối đa là 40km/h; đường thị trấn, thị xã, thành phố tối đa là 15km/h; đường rừng, núi tối đa là 20km/h. Khoảng cách giữa 2 xe chở xăng dầu tối thiểu 20m. Tài xế, phụ xế không được hút thuốc trong lúc lái xe. Bảo dưỡng xe theo định kỳ.

VI. Nguyên tắc an toàn khi gặp hỏa hoạn [19], [22]

1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn

Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết và đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường lan truyền để tránh lửa lan rộng ra.

2. Lối thoát hiểm

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên ta cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể chúng ta đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần phải đưa mắt ra xung quanh chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp chúng ta thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

- Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại

- Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng

59

thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

- Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

4. Cúi thấp người tránh khói

Trong hỏa hoạn, khói luôn luôn bay cao, vì vậy kỹ năng thoát hiểm quan trọng là cúi thấp người khi di chuyển.

5. Kiểm tra tay cầm của cánh cửa

Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên.

- Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.

- Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng PCCC (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

- Trong khi chờ đợi lực lượng PCCC chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.

- Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.

60

- Khi có thang, đệm của lực lượng PCCC, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, bạn mới nhảy xuống.

- Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

6. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

2.3.5. Các trò chơi bổ trợ

Trò chơi “ đi tìm ẩn số”.

Luật chơi: Có 4 câu hỏi Mỗi nhóm sẽ trả lời 1 câu hỏi trong thời gian 20s, với mỗi câu trả lời đúng sẽ có 1 hình ảnh ẩn số xuất hiện. Sau khi cả 4 nhóm đã hoàn thành các câu hỏi, GV cho HS quan sát lần lượt các bức tranh gợi ý và tiến hành đoán từ khóa.

* Câu hỏi

Câu 1: Trong các chất khí sau: CO2, SO2, N2, O2. Khí duy trì sự cháy là

A. CO2. B. SO2. C. N2. D. O2.

Câu 2: Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?

Câu 3: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

61

C. Quạt

D. Kết hợp các yếu tố: Hạ nhiệt độ cháy xuống dưới nhiệt độ cháy, cách li chất cháy với oxygen.

Câu 4: Điều kiện phát sinh sự cháy là

A. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

B. phải đủ khí oxygen cho sự cháy

C. cần phải có xúc tác cho phản ứng cháy

D. Phải đảm bảo đồng thời 2 yếu tố: chất cháy nóng đến nhiệt độ cháy, đủ oxygen cho sự cháy. Đáp án Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án D than sẽ cháy chậm, và có thể tắt vì thiếu oxygen D D Hình ảnh gợi ý:

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 65 - 69)