Thực hành thoát khỏi đám cháy – Luôn giữ người ở vị trí thấp

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 107 - 113)

5. Nếu quần áo của bạn bị cháy

Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi.

Nằm xuống, việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên).

Dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa.

Lăn vòng quanh để giúp dập lửa.

6. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Bạn không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.

Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn để tránh bị cứa vào tay.

Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

100

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.

Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.

Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.

Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.

Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

7. Không quay lại

Nếu ra ngoài được, bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

8. Trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy

Để đề phòng cháy, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn và gia đình nên trang bị cho mình những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm như: Bình cứu hỏa, mặt nạ chống độc, dây thoát hiểm,... để bảo vệ an toàn tính mạng cho gia đình cùng như bản thân.

101

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu tình hình thực tế PCCC tại địa phương. Khảo sát về ý thức PCCC của người dân. Thiết kế tờ rơi tuyên truyền, tranh ảnh cổ động.

- Phiếu khảo sát tình hình thực tế PCCC tại địa phương:

PHIẾU KHẢO SÁT

“THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ PCCC TRONG HỘ GIA ĐÌNH”.

Quý vị thân mến!

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng thi hành các biện pháp PCCC trong hộ gia đình, để có những giải pháp phù hợp và thiết thực hơn, chúng tôi mong nhận được sự chia sẻ của bạn.

A. Thông tin chung

Họ và tên quý vị: Giới tính: Nam/ Nữ Địa chỉ: Hộ gia đình gồm: ……….. thành viên SĐT: Email:

Nhà ở của bạn thuộc loại:

□ Biệt thự □ Nhà cấp 1 □ Nhà cấp 2 □ Nhà cấp 3 □ Nhà cấp 4 □ Nhà tạm □ Căn hộ chung cư

Khác: ………..

B. Tổng quan về kĩ năng PCCC

Câu 1: Bạn đã từng được tập huấn kĩ năng xử lí khi xảy ra hỏa hoạn chưa? Đã từng (nhiều lần) □ Đã từng (một lần) □ Chưa từng

102

Mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, …)

Trường học Địa phương □ Cơ quan

Báo giấy □ Báo điện tử □ Tivi

Gia đình □ Bạn bè □ Sách vở

Nguồn khác: ……….

Không nguồn nào kể trên.

Câu 3: Bạn đã từng chứng kiến bao nhiêu cuộc hỏa hoạn trong thực tế?

Trên 2 cuộc □ 2 cuộc □ 1 cuộc □ Chưa từng

Câu 4: Theo bạn, có bao nhiêu loại đám cháy?

Trên 4 loại □ 4 loại □ 3 loại □ 2 loại

□ 1 loại □ Không phân loại

Câu 5: Theo bạn, bạn có đủ bình tĩnh khi xử lí hỏa hoạn không?

Rất bình tĩnh □ Khá bình tĩnh □ Khá hoảng loạn □ Rất hoảng loạn □ Không ý kiến

Bạn hãy đánh dấu X vào mức độ đồng ý phù hợp với bản thân: [1] hoàn toàn không đồng ý; [2] không đồng ý; [3] không ý kiến; [4] Đồng ý; [5] hoàn toàn đồng ý.

Câu 6: Bạn nghĩ những khu vực nào nên có các biện pháp PCCC?

STT Nhận định

Mức độ

1 2 3 4 5 1 Hộ gia đình

2 Chung cư cao tầng 3 Doanh nghiệp 4 Trường học

103

5 Ý kiến khác: ……….

Câu 7: Bạn nghĩ kiến thức về PCCC sẽ giúp ích gì cho bạn?

STT Nhận định

Mức độ

1 2 3 4 5 1 Giảm thiểu thương vong khi có hỏa hoạn xảy ra

2 Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hỏa hoạn

3 Giảm thiểu thiệt hại về tài sản khi xảy ra hỏa hoạn 4 Bảo vệ an toàn cho bản thân

5 Giáo dục con trẻ kiến thức PCCC

6 Ý kiến khác: ……….

Câu 8: Bạn nghĩ đâu là lý do khiến người dân ít tiếp cận kiến thức PCCC?

STT Nhận định

Mức độ

1 2 3 4 5 1 Mất thời gian

2 Tốn nhiều tiền bạc, công sức cho một buổi tập huấn 3 Kiến thức khô khan, nhàm chán

4 Không thiết thực vì hiếm khi xảy ra hỏa hoạn

5 Dù có biết cũng không thực hiện được vì nguy hiểm 6 Ít có môi trường tuyên truyền, thực hành

104

8 Giáo dục phổ thông chưa áp dụng giảng dạy

9 Ý kiến khác: ……….

C. Về việc ứng dụng các biện pháp PCCC trong hộ gia đình

Câu 9: Nhà ở của bạn có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố không?

Có nhiều lối □ Có một lối □ Không có lối nào

Câu 10: Gia đình bạn có phương tiện chữa cháy (bình cứu hỏa) không?

Có nhiều □ Có một bình □ Không có

Câu 11: Gia đình bạn có sử dụng hệ thống báo cháy không?

Có □ Không

Câu 12: Gia đình bạn có kiểm tra hệ thống điện và bếp gas không? Nhiều hơn một lần mỗi tháng Khoảng một lần mỗi tháng

Khoảng một lần mỗi ba tháng Khoảng một lần mỗi sáu tháng □ Khoảng một lần mỗi năm □ Có trục trặc mới kiểm tra □ Ý kiến khác: ………..

□ Chưa từng

Câu 13: Theo bạn, khu dân cư của bạn có khả năng xảy ra hỏa hoạn không?

Nguy cơ cao □ Nguy cơ thấp

□ Không có nguy cơ □ Không ý kiến

Bạn hãy đánh dấu X vào mức độ đồng ý phù hợp với bản thân: [1] hoàn toàn không đồng ý; [2] không đồng ý; [3] không ý kiến; [4] Đồng ý; [5] hoàn toàn đồng ý.

Câu 14: Bạn nghĩ đâu là lý do gia đình bạn nên có phương tiện chữa cháy?

105

1 2 3 4 5 1 Không bị cơ quan chức năng xử phạt

2 Hạn chế thiệt hại khi có hỏa hoạn 3 Tạo tâm lí yên tâm

4 Giáo dục trẻ nhỏ ý thức PCCC

5 Ý kiến khác: ……….

Xin chân thành cảm ơn các ý kiến chia sẻ của bạn ***

- Một số tranh ảnh cổ động do học sinh thiết kế

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 107 - 113)