Bảng đánh giá dự án Tập huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 52 - 87)

TT Tiêu chí Điểm tối

đa

Bài báo cáo kiến thức (15)

1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo 10

2 Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 5

Bài tìm hiểu về các loại đám cháy (15)

3 Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Phân loại đám cháy, cách chữa cháy và nguyên lí chữa cháy cho từng loại đám cháy.

10

4 Bài báo cáo có bố cục hợp lí. 5

Bài kế hoạch tập huấn kĩ năng xử lí khi xảy ra hỏa hoạn (30)

5 Đặt vấn đề/ tình huống giả định tốt 5

6 Nêu đầy đủ các tác nhân gây nguy hiểm đến tính mạng con người trong đám cháy

5

7 Tập huấn đầy đủ các kĩ năng để xử lí khi có hỏa hoạn: dùng khăn ướt che miệng, cúi người thấp, …

10

8 Bài kế hoạch có đủ các thông tin yêu cầu: đặt vấn đề/ nêu tình huống, các nguy cơ, tập huấn kĩ năng thoát khỏi đám cháy

5

9 Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 5

Kĩ năng thuyết trình (20)

10 Trình bày mạch lạc, rõ ràng. 5

11 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày. 5

45

13 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.

5

Kĩ năng làm việc nhóm (20)

14 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 10

15 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.

10

Tổng số điểm: 100 điểm

2.3.4. Tóm tắt kiến thức bài học

Chuyên đề 10.2

HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Nội dung 1: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

I. Phản ứng cháy

- Phản ứng cháy là phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử. - Đặc điểm của phản ứng cháy:

● Tỏa nhiệt.

● Phát ra ánh sáng.

- Ví dụ về các sự cháy vô cơ và hữu cơ: (xăng, dầu cháy trong không khí, Mg cháy trong O2,..)

- Điều kiện để xảy ra phản ứng cháy: ● Phải nóng đến nhiệt độ cháy. ● Phải có đủ oxi cho sự cháy.

II. Phản ứng nổ

- Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và tỏa lượng nhiệt lớn.

46

- Đặc điểm của phản ứng nổ - Phân loại:

● Phản ứng nổ hóa học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn, … ).

“Nổ bụi” là vụ nổ gây ra bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại có khả năng tác dụng với oxi và tỏa nhiệt mạnh trong không khí.)

● Phản ứng nổ vật lí: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.

III. Sản phẩm của phản ứng cháy và tác hại đối với con người

- Những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy: CO2, CO, HCl, SO2,..

- Tác hại của chúng với con người: CO rất độc với con người. Ở nồng độ 1,28% CO, con người bất tỉnh sau 2-3 hơi thở, chết sau 2-3 phút.

IV. Tình huống xử lí khẩn cấp khi có cháy

● Nên che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện. ● Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy như bình gas trong

bếp, xăng dầu trong bình hoặc những nơi có nguy cơ gây cháy.

● Tắt bếp, thiết bị điện khi ngừng sử dụng, không nên làm việc này và việc kia cùng lúc vì dễ dẫn đến tình trạng quên tắt thiết bị.

● Sử dụng thiết bị điện đúng công suất để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn và những người xung quanh

● Không lưu trữ những chất dễ gây cháy nổ khi không được phép của cơ quan có chức năng. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phòng cháy của cơ quan chức năng khi được phép lưu trữ.

47

● Khi có cháy, cần ngắt các thiết bị điện trong gia đình qua công tắc điện tổng bằng gậy, chất cách điện.

● Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng, dầu…

Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn nước nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế.

Nội dung 2: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy I. Điểm chớp cháy

Định nghĩa: điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi (có thể thay bằng cụm từ chất lỏng cháy dễ bay hơi vì nhiều hợp chất hữu cơ không có khả năng cháy) tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa.

Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C được gọi là chất lỏng dễ cháy. Trong khi các chất lỏng có điểm chớp cháy trên nhiệt độ đó gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Ví dụ điểm chớp cháy của xăng khoảng trên dưới -46°C. Điểm chớp cháy của dầu hoả từ 28 – 45°C. Những chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 45°C là những chất cháy được. Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này. Những chất có điểm chớp cháy từ 22 – 45°C thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy. Các chất có điểm chớp cháy nhỏ hơn 22°C thuộc loại chất cháy nguy hiểm, cồn có điểm chớp cháy là 1°C thuộc loại chất cháy nguy hiểm. Xăng có nhiệt độ chớp cháy thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm.

II. Nhiệt độ tự bốc cháy

Định nghĩa: nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

48

Định nghĩa: là nhiệt độ mà tại đó nhiên liệu được đốt nóng trong điều kiện theo tiêu chuẩn bị bắt cháy khi châm ngọn lửa vào và cháy không dưới 5 giây.

V. Nguy cơ cháy nổ

1. Dấu hiệu nhận biết khi có hỏa hoạn xảy ra

a) Dùng thính giác - Lắng nghe chuông báo động, tiếng ồn

Dấu hiệu đầu tiên khi xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà hoặc khu chung cư là chuông báo động sẽ kêu lên. Nếu khu vực cháy nhỏ có thể tự xử lý được bạn có thể dùng bình cứu hỏa để dập tắt. Nếu đám cháy đã lan rộng thì bạn phải nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực đám cháy càng nhanh càng tốt. Kể cả khi đó khu vực cháy đang ở tòa nhà bên cạnh thì cũng phải nhanh chóng di chuyển vì rất có thể đám cháy sẽ lây lan sang tòa nhà bạn đang ở.

Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng xem chuông báo động còn hoạt động tốt hay không? Chuông báo động là thiết bị bắt buộc phải có và phải hoạt động tốt trong bất kể thời gian nào. Nếu thiếu hoặc khi có cháy mà chuông chống cháy lại không hoạt động thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho khu vực phát sinh và khu vực xung quanh. b) Dùng thị giác - Thấy khói

Đã có lửa thì sẽ có khói. Nếu khi vực cháy ở trước cửa lối ra vào của bạn khiến bạn bị kẹt không thể ra ngoài thì việc đầu tiên hãy lấy khăn hoặc quần áo nhúng vào nước rồi bịt chặt các khe, khoảng trống ở xung quanh cửa để không cho khói vào trong phòng trong lúc chờ đợi cứu hộ hoặc tìm 1 lối thoát khác. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mặt ướt bịt mũi và miệng lại rồi di chuyển bằng cách bò sát xuống sàn. Bằng cách này bạn sẽ hạn chế hít phải khói 1 cách ít nhất.

c) Dùng khứu giác - Ngửi thấy mùi

- Những đồ vật dễ cháy như rèm cửa, quần áo, gỗ khi cháy sẽ có mùi khét. Không phải tự nhiên mà vật nuôi lại có khả năng nhận biết hỏa hoạn trước con người, vì chúng có khứu giác nhạy hơn con người rất nhiều.

49

- Hãy để ý đến thú cưng của bạn khi tự dưng chúng lại có hành động bất thường vì rất có thể chúng đang cảnh báo cho bạn gần đó đang có hỏa hoạn xảy ra.

d) Dùng xúc giác - Thấy nóng khi chạm vào cửa hoặc tay nắm cửa - Cố gắng bình tĩnh nhất có thể khi xảy ra hỏa hoạn.

- Khi thấy 3 dấu hiệu trên, khoan vội mở cửa vì rất có thể đám cháy đang ở trước cửa nhà, khi việc mở cửa ngay sẽ khiến ngọn lửa táp vào người, nặng có thể bỏng toàn thân. - Dùng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của tay nắm cửa, nếu nhiệt độ bình thường thì hãy mở cửa và thoát ra theo lối thang bộ. Còn không thì hãy thoát hiểm theo cách khác.

IV. Cách xử lí khi có cháy nổ

1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn

Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết và đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường lan truyền để tránh lửa lan rộng ra.

2. Lối thoát hiểm

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên ta cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể chúng ta đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần phải đưa mắt ra xung quanh chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp chúng ta thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

- Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại

- Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu

50

thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

- Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

4. Cúi thấp người tránh khói

Trong hỏa hoạn, khói luôn luôn bay cao, vì vậy kỹ năng thoát hiểm quan trọng là cúi thấp người khi di chuyển.

5. Kiểm tra tay cầm của cánh cửa

Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên.

- Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.

- Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng PCCC (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

- Trong khi chờ đợi lực lượng PCCC chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.

- Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.

51

- Khi có thang, đệm của lực lượng PCCC, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, bạn mới nhảy xuống.

- Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

6. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

Nội dung 3: Hoá học về phản ứng cháy, nổ

I. Enthalpy của phản ứng cháy nổ [21]

Thông thường, phản ứng cháy nổ sẽ là phản ứng tỏa nhiệt, tương ứng ΔHro <0. Khi đó, ΔHro càng âm thì phản ứng càng mãnh liệt và càng nguy hiểm.

Có hai cách dự đoán ΔHro của phản ứng cháy nổ:

1/ Sử dụng năng lượng liên kết để ước lượng enthalpy.

ΔHro298 = ∑ 𝐸b(cđ) - ∑ 𝐸b(sp)

Với Eb(cđ) và Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng.

2/ Sử dụng enthalpy chuẩn để ước lượng enthalpy. ΔHro298 = ∑ 𝛥f Ho

298(sp) - ∑ 𝛥f Ho

52

Enthalpy chuẩn là giá trị ∆H xác định đặc trưng cho sự thay đổi enthalpy trong phản ứng tạo thành một chất nào đó. Nếu biết giá trị enthalpy chuẩn cần để tạo thành sản phẩm và chất phản ứng trong một phản ứng hóa học, có thể cộng chúng lại để ước lượng enthalpy như đối với việc sử dụng năng lượng liên kết đã nêu ở trên.

3/ Lưu ý đổi dấu khi chuyển vế các phương trình.

Một điểm quan trọng cần nhớ là khi sử dụng enthalpy tạo thành của các bán phản ứng để tính enthalpy của toàn phản ứng, bạn cần đổi dấu enthalpy khi đổi vế các thành phần của phản ứng. Nói cách khác, nếu đổi chiều các phản ứng tạo thành để có thể triệt tiêu chất phản ứng hay sản phẩm, ta cần đổi dấu enthalpy của các phản ứng tạo thành đã bị đổi chiều.

II. Tốc độ phản ứng cháy

- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩmứng trong một đơn vị thời gian.

* Công thức tính: v = |𝛥𝐶|

𝛥𝑡 (mol/l.s)

- Đối với chất tham gia (nồng độ giảm dần):

ΔC = Cđầu - Csau

- Đối với chất sản phẩm (nồng độ tăng dần):

ΔC = Csau - Cđầu

* Đối với phản ứng tổng quát dạng :

a A + bB → cC + dD v = |𝛥𝐶𝐴| 𝑎𝛥𝑡 = |𝛥𝐶𝐵| 𝑏𝛥𝑡 = |𝛥𝐶𝐶| 𝑐𝛥𝑡 = |𝛥𝐶𝐷| 𝑑𝛥𝑡

III. Phân loại đám cháy

Theo tiêu chuẩn Việt Nam trong PCCC [23], số hiệu TCVN4878:2009, các đám cháy được phân thành các loại sau:

53

- Loại A: Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm theo sự tạo ra than hồng;

- Loại B: Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng; - Loại C: Đám cháy các chất khí;

- Loại D: Đám cháy các kim loại;

- Loại F: Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 52 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)