Các bước thực hiện DHDA cho dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 34 - 38)

2.2. Xây dựng hệ thống dự án cho chuyền đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

2.2.3. Các bước thực hiện DHDA cho dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

chống cháy nổ

2.2.3.1. Chuẩn bị của GV và HS

Chuẩn bị của GV: Để đảm bảo cho việc sử dụng PPDH DA có hiệu quả, GV cần chuẩn bị chu đáo cho giờ học, theo [9] cụ thể là:

- Hướng dẫn HS học theo DA (dùng cho giờ học đầu tiên, khi HS học theo DHDA): Bao gồm các hoạt động cụ thể theo tiến trình dự án mà HS phải thực hiện. Hướng dẫn một

27

số kĩ năng thực hiện DA như cách tìm kiếm và thu thập dữ liệu (thu thập thông tin, điều tra, phỏng vấn, làm thí nghiệm, quan sát,…). Phân tích và giải thích các kết quả (lập bảng, biểu đồ, so sánh các dữ liệu,…). Tổng hợp các thông tin, xây dựng, trình bày sản phẩm (mẫu vật, hình ảnh, thuyết trình, trình chiếu,…). Xây dựng, sử dụng các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA của bản thân và các bạn trong nhóm cũng như các nhóm khác.

- Chuẩn bị kế hoạch DHDA: Nghiên cứu lựa chọn nội dung DHDA (theo chương trình và SGK).

Chuẩn bị của HS: Thực hiện các hoạt động tìm hiểu PPDH dự án, kĩ thuật thiết kế SĐTD,… theo yêu cầu của GV; chuẩn bị các công cụ, thiết bị để thu thập thông tin, trình bày sản phẩm cần trong DHDA (máy tính, máy ảnh, máy ghi âm,…).

2.2.3.2. Tổ chức thực hiện

Thực hiện dạy học theo quy trình DHDA

Bước 1: Lập kế hoạch thực hiện dự án

- GV xây dựng hệ thống dự án cho HS. Từ chủ đề DA, GV hướng dẫn HS xây dựng và lựa chọn các DA (chủ đề của mỗi nhóm). Với mỗi DA, GV cần đề xuất một số câu hỏi nghiên cứu của DA (câu hỏi định hướng) và yêu cầu HS đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của nhóm. Từ đó xác định các phương án hướng dẫn HS tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đưa ra.

- Các nhóm HS sẽ thảo luận có thể đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu và xây dựng, lập kế hoạch thực hiện DA của cả nhóm và phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân. Khi xây dựng kế hoạch, GV cần chú ý hướng dẫn HS thảo luận, xác định được những công việc cần làm, thời gian dự kiến để hoàn thành công việc, những vật liệu và nguồn kinh phí; phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. HS sử dụng KT SĐTD để xác định nội dung nhiệm vụ của DA cũng như dự kiến nội dung nghiên cứu và trình bày trong sản phẩm. HS sử dụng KT đặt câu hỏi 5W1H để trao đổi, phân công các nhiệm vụ cho từng cá nhân (ai thực hiện nhiệm vụ này? Làm những việc gì? Tại sao cần làm những việc đó? Làm như thế nào? Thực hiện ở đâu? Bao giờ hoàn thành?) để tìm hiểu các vấn đề có liên

28

quan đến DA. Sự phân công này được ghi vào sổ DA, có thể trình bày bảng phân công của cả nhóm, [9] ví dụ như là:

Bảng 2.4. Ví dụ về phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

Họ và tên thành viên nhóm Các vấn đề cần giải quyết Thời gian thực hiện Các sản phẩm thu được cần phân tích Thành viên 1 Thành viên 2 … Bước 2: Thực hiện dự án

HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. Thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch. Các hoạt động cụ thể của HS bao gồm:

- Thu thập thông tin: HS thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, sách tham khảo, internet, thư viện,…), tiến hành thí nghiệm, quan sát thực tế, phỏng vấn, điều tra. HS cần sử dụng các công cụ: máy ảnh, ghi âm, phiếu phỏng vấn, điều tra, sổ ghi chép,… - Xử lí thông tin thu được: Phân tích thông tin, số liệu tổng hợp qua sơ đồ, biểu đồ và đưa ra ý kiến nhận xét, bàn luận về các số liệu đó.

- Trao đổi thường xuyên với thành viên khác trong nhóm để chia sẻ dữ liệu, GQVĐ, những khó khăn cần tháo gỡ, kiểm tra tiến độ thực hiện, hỗ trợ nhau cùng đảm bảo kết quả chung của nhóm,…

- Phát hiện các vấn đề nảy sinh, đối chiếu với yêu cầu (câu hỏi nghiên cứu và những dự kiến ban đầu,…) để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

- Trao đổi và xin ý kiến tư vấn của GV (nếu cần) để GQVĐ nảy sinh hoặc điều chỉnh hoạt động để đảm bảo tiến độ chung. Các hoạt động trong bước này không theo một trình tự nhất định mà có thể xảy ra xen kẽ, bổ sung lẫn nhau và có thể thực hiện nhiều lượt. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện, trao đổi đối chiếu với mục tiêu, câu hỏi định hướng nghiên cứu, điều chỉnh và luôn liên hệ, lấy ý kiến tư vấn của GV.

29

Bước 3: Tổng hợp và báo cáo kết quả

Trong bước này GV cần hướng dẫn HS các nhóm thực hiện các hoạt động sau: - Tổng hợp kết quả DA - trình bày sản phẩm: NT tập hợp các kết quả, sản phẩm của các thành viên và cùng thảo luận sắp xếp các tư liệu để trình bày sản phẩm DA của nhóm. Sản phẩm của nhóm bao gồm: Bản báo cáo về sản phẩm (bài thuyết trình), SĐTD, các mẫu vật, mô hình, hình ảnh minh họa,… do nhóm tạo ra.

- Chuẩn bị kịch bản trình bày kết quả DA: Thảo luận về cách thức, hình thức trình bày sản phẩm của nhóm, các phương tiện cần thiết để thể hiện như: máy tính, máy chiếu, phần mềm trình chiếu (Power Point), video, kết hợp kênh chữ - kênh hình minh họa, đóng kịch, phim, triển lãm sản phẩm tự tạo và phân công cá nhân phụ trách các phần trình bày, minh họa trong sản phẩm.

- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả DA, các thành viên khác lắng nghe và có thể bổ sung, trả lời câu hỏi của các nhóm khác.

- Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận nêu ra những câu hỏi để nhóm thực hiện trả lời, làm rõ nội dung, kinh nghiệm, cách thức thực hiện, hình ảnh và ý nghĩa của DA,… Nhóm trình bày kết quả cũng có thể chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi thảo luận để tạo không khí sôi động, tăng hứng thú và cơ hội đánh giá đồng đẳng cũng như sự thể hiện NL trình bày, bảo vệ ý kiến của HS.

Trong bước này, GV là người tổ chức, điều khiển và chú trọng đến các hoạt động như: Hỗ trợ người điều khiển nhóm (tùy tình hình) bằng cách nêu các câu hỏi bổ sung; phát hiện các vấn đề cần tranh luận trong các DA và làm trọng tài khi HS tham gia thảo luận, tranh luận về sản phẩm DA.

- Yêu cầu các nhóm HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng về kết quả của DA, quá trình thực hiện của từng thành viên. GV nhận xét và đánh giá sau cùng.

- Rút ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện DA: Nhìn lại quá trình thực hiện DA của các nhóm, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm. GV hướng dẫn các nhóm HS cùng nhìn lại quá trình thực hiện DA và đánh giá về những việc làm được, những việc chưa tốt,

30

sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm tạo ra, việc trình bày kết quả,…những kiến thức, kĩ năng và các giá trị thu được; rút ra những bài học kinh nghiệm để tiến hành các DA tiếp theo.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 34 - 38)