học sinh đối với dự án
Họ và tên Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Dự án 4
-HS nghe giới thiệu các dự án và điền vào bảng. - HS thảo luận, lập danh sách, đề cử nhóm trưởng (NT), thư kí (TK), đặt tên nhóm. - Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng để -Phân tích, lựa chọn dự án phù hợp với hứng thú, phong cách, điều kiện. -Nhận ra các vấn đề cần giải quyết trong DA lựa chọn.
80
- Sau khi tổng hợp bảng tìm hiểu hứng thú, GV chia đều HS vào các nhóm với các dự án HS hứng thú.
- Chuyển tải đến HS các câu hỏi bài học. GV yêu cầu HS xác định mục đích, nội dung dự án.
- GV yêu cầu xây dựng lược đồ tư duy để lấy ý kiến của các thành viên trong nhóm về các nội dung cần tìm hiểu đối với dự án.
- GV tổng hợp ý kiến, bổ sung sao cho đủ các nội dung.
- GV hướng dẫn cách tìm tài liệu: Sử dụng internet (các trang tìm kiếm như google, yahoo…), đi thực tế, phỏng vấn…
- GV và HS thống nhất thời gian thực hiện dự án: 2 tuần.
Sản phẩm của dự án có thể trình bày ở dạng powerpoint, word, mindmap, phim phóng sự …
thực hiện các nhiệm vụ.
- Xác định mục đích, nhiệm vụ của DA. - Đề xuất và thảo luận về các câu hỏi nghiên cứu cho DA. - Lập và hoàn thiện SĐTD về nội dung, kế hoạch DA.
- Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch DA. -Trao đổi với GV về kế hoạch này.
-Phân công công việc cho từng nhóm nhỏ và các cá nhân, trao đổi để hiểu về các nhiệm vụ và sản phẩm cần hoàn thành. -Các nhóm thảo luận, hiểu và thống nhất các tiêu chí - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các vấn đề cần giải quyết trong DA. -Đề xuất ý tưởng liên quan đến DA khi xây dựng SĐTD
- Hiểu và đề xuất được các câu hỏi định hướng nghiên cứu của DA lựa chọn. - Đề xuất được phương án tìm tòi, GQVĐ đưa ra trong DA và xác định phương án phù hợp, tối ưu. - Lập được kế hoạch thực hiện DA.
81
Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện dự án:
+ Lập kế hoạch cụ thể cho quá trình thực hiện dự án, bảng phân công công việc trong đó nêu rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm và thời gian hoàn thành.
+ Lập sổ theo dõi dự án để ghi lại quá trình thực hiện dự án, quá trình thực hiện của từng thành viên (GV có thể đưa ra mẫu sổ để HS làm theo).
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá các sản phẩm của dự án để HS định hướng làm.
đánh giá các sản phẩm DA.
- TK ghi lại những nội dung thảo luận
- Nắm được các tiêu chí đánh giá và sử dụng trong đánh giá kết quả DA. *Sản phẩm hoạt động - Kế hoạch dự án của các nhóm. - SĐTD của các DA. TIẾT 4, 5
Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy Hoạt động 1: Chiếm lĩnh tri thức (45 phút)
* Mục tiêu
– HS nêu được khái niệm về điểm chớp cháy. – HS nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy.
– HS trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
82
– HS trình bày được khái niệm nhiệt độ cháy.
– HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ.
* Tổ chức dạy học
- GV thực hiện đốt cháy cồn và đốt cháy gỗ.
- GV yêu cầu nhận xét về thời gian hai chất liệu trên bắt đầu bốc cháy. - HS nhận xét, GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về điểm chớp cháy.
- GV chiếu video giới thiệu về nhiệt độ tự bốc cháy của một số các nguyên vật liệu quen thuộc trong đời sống.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV chiếu video phóng sự về một vụ cháy lớn. GV đặt vấn đề: “Em sẽ dựa vào những dấu hiệu nào để phát hiện ra một đám cháy? Trong một vụ hỏa hoạn, theo em có những nguyên tắc nào để thoát nạn an toàn?”
- HS thảo luận theo nhóm. Từng nhóm trình bày kết quả.
- GV đối chiếu các phương án tối ưu, so sánh và đưa ra kết luận.
* Đánh giá
Nhận xét, đánh giá kết quả thông qua câu trả lời của HS và sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài của các HS còn lại.
Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút) * Mục tiêu
- HS nắm vững các khái niệm về phản ứng cháy, nổ.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để xử lí các tình huống khẩn cấp khi có cháy.
83
GV chiếu các câu hỏi và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để trả lời
1. Vụ cháy ở chung cư Carina rạng sáng 23/3/2018 làm tổn hại về người và của rất lớn. Thống kê có 13 người tử vong. Phần lớn nguyên nhân chết không do chết cháy mà do sự chen lấn và hít phải khói độc, mất bình tĩnh xử lý tình huống. Hãy giải thích vì sao lính cứu hỏa lại khuyên dùng khăn ướt chặn hết các cửa ra vào ở các căn hộ chung cư khi bị cháy và di chuyển ra ban công?
2. Khi đang ở tầng 18 của chung cư mà tầng 17 đang bị cháy không thể xuống dưới được thì em sẽ làm gì?
A. Nhảy xuống.
B. Cố chạy xuống, dùng khăn ướt bịt mũi và gọi 114.
C. Chạy lên tầng cao nhất, dùng khăn ướt bịt mũi và gọi 114.
D. Ở trong phòng căn hộ đóng kín cửa lại.
3. Theo em, có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?
* Dự đoán sản phẩm HS
1. Dùng khăn đặc biệt là nhúng ướt thì sẽ cản hết các khí độc từ đám cháy bay vào căn hộ. Nước vừa có tác dụng hạ nhiệt vừa có thể lấp các khe hở giữa các lớp vải.
2. C
3. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi sản phẩm cháy.
* Đánh giá: Đánh giá thông qua quan sát và hỏi đáp.
Hoạt động 3: Mở rộng (Giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án) (25 phút) * Đề tài 1: Poster nghiên cứu cấu tạo bình chữa cháy mini.
84
+ Học sinh không nắm rõ thông tin về các thông số kĩ thuật như: hoạt động của bình chữa cháy; kiến thức về tính chất của carbon và hợp chất; vật liệu cần dùng; phản ứng hóa học (nếu có); lượng chất sử dụng và tạo thành.
+ Học sinh chưa nắm được cách làm poster, bản thiết kế. - Hướng dẫn giải quyết:
+ Giáo viên định hướng bằng các yêu cầu cần đạt cho poster, bao gồm: cấu tạo (hình vẽ); nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng); nguyên lí hoạt động (có phương trình hóa học và lí giải việc vận dụng nguyên lí dập tắt đám cháy). * Lưu ý: GV có thể cho học sinh lựa chọn linh hoạt hình thức bản thiết kế: poster (giấy roki, lịch cũ…), bài trình chiếu powerpoint, hình vẽ trên bảng...
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh các nguồn tham khảo về thiết kế bình chữa cháy.
* Đề tài 2: Mặt nạ phòng độc tại nhà
- Dự đoán khó khăn
+ Học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tham khảo bằng tiếng Anh. + Học sinh tham khảo nguồn yêu cầu nguyên vật liệu đắt tiền.
- Hướng dẫn giải quyết
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí khi sử dụng các nguồn tiếng Anh bằng việc giới thiệu các công cụ phiên dịch. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giới thiệu cho học sinh các nguồn sử dụng tiếng Việt để học sinh dễ tiếp cận hơn.
+ Giáo viên chỉnh sửa yêu cầu để phù hợp với điều kiện kinh tế của học sinh (Giảm mức độ đánh giá hiệu quả sản phẩm).
* Đề tài 3: Tập huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn cho học sinh trong lớp
- Dự đoán khó khăn:
85
+ Thao tác của học sinh còn miễn cưỡng, chưa tạo được sự thú vị trong buổi tập huấn. Học sinh chưa có sự phối hợp đồng bộ.
- Hướng dẫn giải quyết
+ Giáo viên gợi ý một số hình thức thay thế cho buổi tập huấn như: diễn kịch, tọa đàm. Giáo viên gợi ý một số kịch bản vui cho học sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh một số nguồn video tham khảo các buổi tập huấn PCCC.
* Đề tài 4: Bản khảo sát tình hình và ý thức PCCC của người dân tại địa phương
- Dự đoán khó khăn
+ Học sinh không biết xử lí số liệu sau khi khảo sát. + Mẫu khảo sát của học sinh chưa đảm bảo chất lượng. - Hướng dẫn giải quyết
+ Giáo viên hướng dẫn một số biểu mẫu khảo sát của các lĩnh vực khác. + Giáo viên định hướng một số yêu cầu cần đạt trong mẫu phiếu khảo sát. + Giáo viên hướng dẫn tổng hợp bảng khảo sát.
TIẾT 6, 7
Hóa học về phản ứng cháy nổ Hoạt động 1: Khởi động dẫn nhập (Trò chơi ô chữ) (30 phút)
* Mục tiêu:
- Hoạt động này giúp ổn định không khí lớp học, giúp học sinh sẵn sàng tư thế tập trung vào bài học.
- Gợi mở cho học sinh kiến thức vào bài mới.
* Tổ chức hoạt động:
86
* Đánh giá:
GV đánh giá thông qua hình thức hỏi đáp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Enthalpy của phản ứng cháy nổ (40 phút) * Mục tiêu
- HS trình bày được cách tính △rHo một số phản ứng cháy, nổ.
- HS có khả năng tư duy vận dụng để giải các dạng bài tập yêu cầu △rHo một số phản ứng cháy, nổ.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hoá học, kỹ năng quan sát, phán đoán.
- Rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
* Tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS nhắc lại về các khái niệm về enthalpy, entropy, năng lượng tự do và năng lượng liên kết.
- HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV đánh giá, kết luận.
- GV giới thiệu khái niệm enthalpy của phản ứng cháy nổ. GV yêu cầu HS dự đoán công thức tính ΔHro.
- GV yêu cầu HS dự đoán cách phân loại đám cháy.
- GV giới thiệu cho HS cách phân loại đám cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam trong PCCC.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy. Từ đó yêu cầu HS làm việc nhóm và dự đoán các cơ chế trong chữa cháy.
- GV cho các nhóm HS trình bày. - Các HS khác nhận xét, đánh giá.
87
- GV đánh giá, kết luận.
Hoạt động 3: Trải nghiệm kết nối (20 phút)
* Mục tiêu:
Hoạt động này tạo hứng thú, khơi gợi sự tò mò, khám phá khoa học tự nhiên nơi học sinh.
Giúp học sinh liên hệ kiến thức thực tiễn.
* Tổ chức dạy học:
GV thực hiện thí nghiệm mô phỏng bình chữa cháy bằng giấm và baking soda.
GV có thể chia lớp thành từng nhóm nhỏ và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm.
GV yêu cầu HS nêu hiện tượng và giải thích.
HS trả lời. GV yêu cầu các HS khác nhận xét. GV giải thích,kết luận.
* Dự đoán sản phẩm của HS
Hiện tượng: dung dịch giấm và baking soda có hiện tượng sủi bọt khí, sau một thời gian thì ngọn nến tắt hẳn.
Phương trình phản ứng:
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2↑
Giải thích: Khí CO2 sinh ra không duy trì sự cháy, CO2 nặng hơn không khí, nên dần đẩy hết khí O2 ra khỏi bình, khiến nến tắt.
TIẾT 8, 9
Báo cáo và đánh giá sản phẩm dự án Hoạt động: Báo cáo kết quả dự án (90 phút)