Ví dụ về phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 36 - 43)

Họ và tên thành viên nhóm Các vấn đề cần giải quyết Thời gian thực hiện Các sản phẩm thu được cần phân tích Thành viên 1 Thành viên 2 … Bước 2: Thực hiện dự án

HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. Thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch. Các hoạt động cụ thể của HS bao gồm:

- Thu thập thông tin: HS thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, sách tham khảo, internet, thư viện,…), tiến hành thí nghiệm, quan sát thực tế, phỏng vấn, điều tra. HS cần sử dụng các công cụ: máy ảnh, ghi âm, phiếu phỏng vấn, điều tra, sổ ghi chép,… - Xử lí thông tin thu được: Phân tích thông tin, số liệu tổng hợp qua sơ đồ, biểu đồ và đưa ra ý kiến nhận xét, bàn luận về các số liệu đó.

- Trao đổi thường xuyên với thành viên khác trong nhóm để chia sẻ dữ liệu, GQVĐ, những khó khăn cần tháo gỡ, kiểm tra tiến độ thực hiện, hỗ trợ nhau cùng đảm bảo kết quả chung của nhóm,…

- Phát hiện các vấn đề nảy sinh, đối chiếu với yêu cầu (câu hỏi nghiên cứu và những dự kiến ban đầu,…) để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

- Trao đổi và xin ý kiến tư vấn của GV (nếu cần) để GQVĐ nảy sinh hoặc điều chỉnh hoạt động để đảm bảo tiến độ chung. Các hoạt động trong bước này không theo một trình tự nhất định mà có thể xảy ra xen kẽ, bổ sung lẫn nhau và có thể thực hiện nhiều lượt. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện, trao đổi đối chiếu với mục tiêu, câu hỏi định hướng nghiên cứu, điều chỉnh và luôn liên hệ, lấy ý kiến tư vấn của GV.

29

Bước 3: Tổng hợp và báo cáo kết quả

Trong bước này GV cần hướng dẫn HS các nhóm thực hiện các hoạt động sau: - Tổng hợp kết quả DA - trình bày sản phẩm: NT tập hợp các kết quả, sản phẩm của các thành viên và cùng thảo luận sắp xếp các tư liệu để trình bày sản phẩm DA của nhóm. Sản phẩm của nhóm bao gồm: Bản báo cáo về sản phẩm (bài thuyết trình), SĐTD, các mẫu vật, mô hình, hình ảnh minh họa,… do nhóm tạo ra.

- Chuẩn bị kịch bản trình bày kết quả DA: Thảo luận về cách thức, hình thức trình bày sản phẩm của nhóm, các phương tiện cần thiết để thể hiện như: máy tính, máy chiếu, phần mềm trình chiếu (Power Point), video, kết hợp kênh chữ - kênh hình minh họa, đóng kịch, phim, triển lãm sản phẩm tự tạo và phân công cá nhân phụ trách các phần trình bày, minh họa trong sản phẩm.

- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả DA, các thành viên khác lắng nghe và có thể bổ sung, trả lời câu hỏi của các nhóm khác.

- Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận nêu ra những câu hỏi để nhóm thực hiện trả lời, làm rõ nội dung, kinh nghiệm, cách thức thực hiện, hình ảnh và ý nghĩa của DA,… Nhóm trình bày kết quả cũng có thể chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi thảo luận để tạo không khí sôi động, tăng hứng thú và cơ hội đánh giá đồng đẳng cũng như sự thể hiện NL trình bày, bảo vệ ý kiến của HS.

Trong bước này, GV là người tổ chức, điều khiển và chú trọng đến các hoạt động như: Hỗ trợ người điều khiển nhóm (tùy tình hình) bằng cách nêu các câu hỏi bổ sung; phát hiện các vấn đề cần tranh luận trong các DA và làm trọng tài khi HS tham gia thảo luận, tranh luận về sản phẩm DA.

- Yêu cầu các nhóm HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng về kết quả của DA, quá trình thực hiện của từng thành viên. GV nhận xét và đánh giá sau cùng.

- Rút ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện DA: Nhìn lại quá trình thực hiện DA của các nhóm, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm. GV hướng dẫn các nhóm HS cùng nhìn lại quá trình thực hiện DA và đánh giá về những việc làm được, những việc chưa tốt,

30

sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm tạo ra, việc trình bày kết quả,…những kiến thức, kĩ năng và các giá trị thu được; rút ra những bài học kinh nghiệm để tiến hành các DA tiếp theo.

2.3. Thiết kế bài dạy cho chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi thiết kế kế hoạch dạy học tham khảo cho 10 tiết thuộc chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ. Dưới đây là tổng thể hồ sơ dạy học và kế hoạch 10 tiết chính khóa thuộc chuyên đề:

2.3.1. Kế hoạch tổng quát về thời gian

Bảng 2.5. Kế hoạch tổng quát về thời gian dự án (10 tiết)

Nội dung

chuyên đề Tiết Nội dung hoạt động của GV Thời gian

Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

1,2,3

- Lập kế hoạch cho bài dạy + Xác định các chuẩn của bài học.

+ Phát triển những ý tưởng ban đầu về bài học.

+ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.

+ Phác thảo lịch trình đánh giá cho bài học. + Đánh giá nhu cầu HS

- Tổ chức dạy học

+ GV xác định các kỹ năng và kiến thức sẽ đưa vào bài dạy.

+ GV vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy tích cực vào giảng dạy.

- Triển khai dự án

- 3 tiết trên lớp

31 + GV cho HS thống nhất chủ đề và lựa chọn dự án. Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy 4,5 - Lập kế hoạch hỗ trợ HS

+ Tạo các tài liệu trợ giúp cho HS. + Thiết kế bài dạy nhằm đánh giá HS tự định hướng.

+ Tìm hiểu các kỹ thuật dạy học phân hóa đối tượng.

+ Định hướng cho HS tìm hiểu về các kỹ năng công nghệ thông tin, tìm kiếm tài liệu (cách sử dụng wiki, blog, Powerpoint, Publisher và tìm kiếm thông tin trên internet).

- Tổ chức hoạt động dạy học.

+ Vận dụng các thí nghiệm trực quan. + Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

+ Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

- Hỗ trợ các thắc mắc của HS trong quá trình thực hiện dự án.

+ Theo dõi, hỗ trợ, đánh giá học sinh.

- 2 tiết trên lớp - 1 tuần ở nhà Hóa học về phản ứng cháy nổ 6,7 - Tổ chức hoạt động dạy học. + Vận dụng các thí nghiệm trực quan. - 2 tiết trên lớp

32

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

+ Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

- Tiến hành kiểm tra tiến độ của các dự án

+ Yêu cầu HS nộp bản báo cáo tiến độ dự án. + Tổ chức giải đáp, hỗ trợ thắc mắc cho HS. Báo cáo, đánh giá sản phẩm 8,9

Tổ chức báo cáo, đánh giá

HS báo cáo sản phẩm.

GV cùng cả lớp góp ý, nhận xét.

GV hướng dẫn HS rút ra những kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.

GV đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đã xây dựng. - 2 tiết trên lớp Luyện tập, tổng kết chuyên đề 10 Luyện tập Tổng kết chuyên đề - 1 tiết ôn tập

2.3.2. Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

Hãy nêu vai trò của môn Hóa học trong phòng chống cháy nổ.

Câu hỏi bài học

– Thế nào là phản ứng cháy nổ? – Điều kiện để xảy ra sự cháy là gì?

33

Câu hỏi nội dung

– Trình bày đặc điểm, khái niệm của phản ứng cháy. – Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra là gì? – Phản ứng nổ là gì?

– Hãy phân biệt nổ vật lý và nổ hóa học. – “Nổ bụi” là gì?

– Điểm chớp cháy, nhiệt độ cháy là gì?

– Nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy (là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển).

– Phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ. (Chú ý tìm hiểu, thu thập thông tin về điểm chớp cháy, nhiệt độ cháy của những chất hay gặp trong cuộc sống như: xăng, dầu, vật liệu xây dựng).

– Nêu cách tính △rHo một số phản ứng cháy, nổ.

– Nêu cách tính sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, “tốc độ phản ứng hô hấp” theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ O2.

– Vì sao lại hay dùng CO2 để chữa cháy? – Vì sao lại hay dùng nước để chữa cháy?

– Vì sao một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy (cháy xăng, dầu; đám cháy chứa hoá chất phản ứng với nước,...) mà lại phải dùng cát, CO2…

– Tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm... không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy.

2.3.3. Tiêu chí đánh giá

• Hình thức đánh giá: Đánh giá trong DHDA bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá tổng thể (điểm sản phẩm).

34

2.3.3.1. Đánh giá quá trình

Điểm quá trình do GV chấm cho mỗi HS thông qua theo dõi sự tham gia, cộng tác của HS đó, thông qua điểm đánh giá sự cộng tác của nhóm trưởng đối với từng thành viên và qua điểm tự đánh giá của HS. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nhóm trưởng được yêu cầu ghi lại sự phân công nhiệm vụ và theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Từ đó, nhóm trưởng sẽ đánh giá sự tham gia của thành viên dựa trên tiêu chí đánh giá sự cộng tác. Mỗi HS cũng tự đánh giá sự tham gia của bản thân. Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sự cộng tác Tiêu điểm 4 3 2 1 Đóng góp cho nhóm Đóng góp một cách đều đặn và tích cực cho thảo luận nhóm. Có đóng góp. Có đóng góp nhưng không đều đặn.

Không tham gia.

Hoàn thành tất cả nhiệm vụ đã

nhận.

Hoàn thành công việc được

giao. Hoàn thành nhiệm vụ với sự nhắc nhở. Không hoàn thành nhiệm vụ; làm cả nhóm bị chậm. Cộng tác với nhóm Chia sẻ nhiều ý kiến, đóng góp nhiều thông tin.

Chia sẻ ý kiến khi được khuyến khích. Thỉnh thoảng chia sẻ ý kiến. Không chia sẻ ý kiến. Lắng nghe và quan tâm đến ý kiến của thành viên khác. Lắng nghe ý kiến thành viên khác. Thỉnh thoảng lắng nghe ý kiến thành viên khác. Không lắng nghe và không quan tâm đến ý kiến thành viên khác; ngắt lời khi thành

35

viên khác đang nói.

(Mỗi tiêu chí: mức độ 4: 2,5đ; mức độ 3: 1,5đ; mức độ 2:0,75đ; mức độ 1: 0đ)

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 36 - 43)