Thí nghiệm mô phỏng nguyên lý bình chữa cháy

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 74 - 83)

Bình chữa cháy hoạt động bằng cách sử dụng carbon dioxide để ngăn oxygen tiếp xúc với ngọn lửa. Một ngọn lửa cần oxygen để cháy. Khí carbonic làm ngạt lửa. Những người lính cứu hỏa thường sử dụng kiến thức khoa học này trong công việc hàng ngày của họ.

1/ Dụng cụ, hóa chất:

Lọ thủy tinh trong suốt; quả bóng bằng đất sét nhỏ; nến sinh nhật nhỏ; diêm; 3 muỗng canh bột nở (baking soda); 1 muỗng canh giấm.

2/ Cách tiến hành:

Bước 1: Đặt một viên đất sét nhỏ vào đáy lọ thủy tinh. Dán cây nến vào đất sét để nó đứng thẳng.

Bước 2: Đổ bột nở vào lọ xung quanh đáy nến. Chú ý không để bột nở trên nến. Bước 3: Thắp nến.

Bước 4: Nhẹ nhàng đổ giấm xuống thành lọ để tránh ngọn lửa. Điều gì xảy ra với ngọn lửa? Ghi lại kết quả.

GV có thể chia lớp thành từng nhóm nhỏ và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm.

GV yêu cầu HS nêu hiện tượng và giải thích.

HS trả lời. GV yêu cầu các HS khác nhận xét. GV giải thích, kết luận. * Dự đoán sản phẩm của HS

Hiện tượng: dung dịch giấm và baking soda có hiện tượng sủi bọt khí, sau một thời gian thì ngọn nến tắt hẳn.

Hình 2.8. Thí nghiệm mô phỏng nguyên lý mô phỏng nguyên lý

67

Phương trình phản ứng:

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2↑

Giải thích: Khí CO2 sinh ra không duy trì sự cháy, CO2 nặng hơn không khí, nên dần đẩy hết khí O2 ra khỏi bình, khiến nến tắt.

Thí nghiệm 3: Phân biệt cháy và nổ

1. Dụng cụ, hóa chất:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, phễu thủy tinh, đĩa thủy tinh chịu nhiệt. 2. Hóa chất: Cồn 70o, kẽm viên, dung dịch HCl 0,5M.

3. Cách tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm vài viên kẽm, thêm tiếp 2 ml dung dịch HCl 0,5M. Dùng phễu thủy tinh úp ngược lên miệng ống nghiệm. Dùng diêm đốt khí thoát ra. - Cho khoảng 3-5 ml cồn 70◦ vào đĩa thủy tinh, châm lửa đốt cồn.

- Quan sát hiện tượng, nhận xét sự khác nhau giữa sự cháy và nổ. * Dự đoán sản phẩm của HS

Hiện tượng: Ở ống nghiệm, đốt cháy khí H2, ngọn lửa có màu xanh kèm theo tiếng nổ nhỏ. Ở đĩa đốt cồn, ngọn lửa cháy và không có âm thanh nổ.

Phân biệt cháy và nổ

Khái niệm về sự cháy: Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

Khái niệm về nổ: Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.

+ Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp lực khác…)

68

+ Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.

2.3.7. Phiếu học tập

Phiếu KWL K

(Những điều đã biết)

W

(Những điều muốn biết)

L (Những điều đã học được) ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hướng dẫn sử dụng phiếu KWL:

Ở cột K: Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.

Một số lưu ý tại cột K:

+ Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : “Hãy nói những gì các em đã biết về...” + Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.

Ở cột W: Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.

Một số lưu ý tại cột W

+ Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em : “Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?” Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau :

69

“Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”

Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi, “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”

+ Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.

Ở cột L: Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W.

Một số lưu ý tại cột L

+ Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao.

+ Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời. (Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh).

Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong. 2.3.8. Hướng dẫn một số kĩ năng

* Tìm kiếm thông tin: Đối với HS chưa quen với việc tìm thông tin trên mạng internet, GV cần có sự hướng dẫn cụ thể như: công cụ tìm kiếm; cách chọn từ khóa; những trang web tin cậy; tìm hình ảnh và đoạn phim, cách sao lưu và tải về để minh họa cho bài làm của mình… giúp các em có được phương pháp và thói quen sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho học tập.

Yêu cầu các em ghi lại nguồn tài liệu tham khảo (nhằm chứng minh tính tin cậy của thông tin, có thể tra cứu lại dễ dàng và thể hiện ý thức tôn trọng quyền tác giả).

70

* Xử lí thông tin: chọn lọc những thông tin cần thiết và bổ ích, trình bày một cách cô đọng, sử dụng sơ đồ, bảng biểu để làm phong phú thêm bài làm.

* Phân công nhiệm vụ

Dựa vào sơ đồ tư duy, các nhóm phân công nhiệm vụ các thành viên: tìm kiếm thông tin và hình ảnh liên quan đến từng nội dung của tiểu dự án; trao đổi bài viết trong nhóm, nhận xét, góp ý và hoàn thiện; thảo luận, thống nhất về cách trình bày sản phẩm.

- Các nội dung kiến thức cần sự chính xác – khoa học, phân tích – tổng hợp thông tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và trình bày sản phẩm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin…

* Báo cáo, thuyết trình

a) Cách mở đầu hiệu quả:

+ Mở đầu bằng những câu hỏi bất ngờ: có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của người nghe. Nên dùng những câu hỏi đơn giản, hài hước và hướng về chủ đề mà người thuyết trình muốn dẫn dắt.

+ Mở đầu bằng một câu chuyện hay một tình huống bất ngờ, hoặc hài hước. + Mở đầu bằng cách chiếm lấy tình cảm người nghe.

b) Kĩ năng sử dụng lời nói: ngữ điệu cao thấp; giọng nói thể hiện sự nhiệt tình, cử chỉ - điệu bộ… Bài thuyết trình sẽ gây được sự chú ý và ấn tượng nếu có sự gợi ý, các câu hỏi thu hút sự tham gia của người nghe, có điểm nhấn và sự sáng tạo.

c) Sử dụng hình ảnh, âm thanh minh họa phù hợp; cỡ chữ và màu sắc nổi bật ý trọng tâm: đây là các phương tiện trực quan sinh động, lôi cuốn và dễ hiểu đối với người xem.

d) Vấn đáp: nhằm thu hút sự chú ý, khơi gợi sự tò mò hiểu biết khám phá của người nghe.

e) Lật ngược vấn đề: giúp làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề đang tìm hiểu. g) Kĩ năng soạn powerpoint: không quá nhiều chữ trong một slide, cỡ chữ ≥ 22; hình ảnh minh họa rõ ràng và thẩm mỹ; không quá nhiều hiệu ứng gây phản cảm đối với người xem; có dàn ý trình bày, theo một trật tự hợp lí và có tiêu đề cho mỗi slide.

71

2.3.9. Mục tiêu chung

–HS trình bày được sản phẩm của phản ứng cháy.

– HS giải thích được tác hại của sản phẩm cháy lên sức khỏe con người. – HS nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.

– HS nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy.

– HS trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.

– HS trình bày được khái niệm nhiệt độ cháy.

– HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ.

72

TIẾT 1, 2, 3

(Nội dung: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ) Hoạt động 1: Khởi động (20 phút)

*Mục tiêu:

- Hoạt động này giúp ổn định không khí lớp học, giúp HS sẵn sàng tư thế tập trung vào bài học.

- Gợi mở cho HS kiến thức vào bài mới.

- HS trình bày được sản phẩm của phản ứng cháy.

- HS giải thích được tác hại của sản phẩm cháy lên sức khỏe con người. - HS trình bày những tình huống xử lí khẩn cấp khi gặp đám cháy, nổ.

*Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, tiến hành phổ biến luật chơi “ đi tìm ẩn số”. Luật chơi: Có 4 câu hỏi Mỗi nhóm sẽ trả lời 1 câu hỏi trong thời gian 20s, với mỗi câu trả lời đúng sẽ có 1 hình ảnh ẩn số xuất hiện. Sau khi cả 4 nhóm đã hoàn thành các câu hỏi, GV cho HS quan sát lần lượt các bức tranh gợi ý và tiến hành đoán từ khóa.

- GV giới thiệu về bài học và dẫn dắt câu chuyện liên quan đến những hình ảnh gợi ý.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS động não, nhớ lại kiến thức mình đã học nhanh nhất và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của GV trong thời gian quy định.

- HS chú ý lắng nghe luật chơi, tham gia vào trò chơi nhiệt tình.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời các câu hỏi của GV và nhận xét câu trả lời của các bạn.

- HS đoán chính xác nội dung của từ khóa và thảo luận, giải đáp các nội dung liên quan từ hình ảnh minh họa.

73

- GV cho HS trả lời câu hỏi và giải thích đáp án lựa chọn, không lựa chọn. - HS lắng nghe câu trả lời của bạn, nhận xét và đóng góp, bổ sung ý kiến. - GV giải thích từ khóa liên quan đến những bức tranh gợi ý.

Hoạt động 2: Hoạt động chiếm lĩnh tri thức (70 phút) * Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm, đặc điểm về phản ứng cháy, phản ứng nổ. - HS nêu được các ví dụ về các loại phản ứng cháy.

- HS phân biệt được các loại phản ứng nổ. - NL sử dụng ngôn ngữ Hóa học.

- NL hợp tác.

* Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS I. Phản ứng cháy

- GV sử dụng kỹ thuật “KWL” để HS liên hệ những kiến thức đã biết, những kiến thức muốn biết (HS điền ngay sau khi được nhận) và những kiến thức học được sau bài học (HS điền sau khi học xong dự án).

- GV dẫn ra ví dụ về sự cháy: bếp than đang cháy, cháy rừng, đốt giấy, xăng dầu cháy trong không khí.

GV yêu cầu HS viết phản ứng cháy của ví dụ trên và xác định loại phản ứng. Từ đó yêu cầu HS nêu khái niệm và đặc điểm của phản ứng cháy.

HS viết các ví dụ: C + O2 𝑡𝑜 → CO2 C6H12O6 + 9O2 𝑡𝑜 → 6CO2 + 6H2O - HS trả lời, các HS khác nhận xét.

74

- GV đánh giá, kết luận.

GV yêu cầu HS phân loại phản ứng cháy vô cơ và hữu cơ. GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

- Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng tự bốc cháy không? Vì sao? HS trả lời: Chúng không tự bốc cháy, vì không đủ nóng.

- Dùng bậc lửa đốt một que tăm và một thanh củi lớn. Vì sao que tăm cháy được mà thanh củi chưa cháy? Muốn cháy được phải có điều kiện gì?

HS trả lời: Que tăm nhỏ hơn nên dễ cháy hơn, còn thanh củi chưa đủ nóng đến nhiệt độ cháy.

- Để cho lửa trong bếp than cháy lớn hơn, người ta thường quạt nhẹ vào bếp lửa, em hãy giải thích tại sao.

HS trả lời: Ta quạt nhẹ để cung cấp oxygen trong không khí cho sự cháy, nếu quạt mạnh quá thì làm nhiệt độ cháy hạ thấp làm tắt lửa.

=> Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì?

- Ba yếu tố chất cháy, chất oxygen hóa và nguồn nhiệt tạo thành ba đỉnh của một tam giác (tam giác cháy).

+ Về vật cháy là cả thế giới vật chất hết sức đa dạng phong phú và tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí, chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách khỏi nguồn nhiệt.

+ Về oxygen: Oxygen là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí cần thiết, không có oxygen thì không sinh ra sự cháy được oxygen chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu oxygen giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo oxygen ( ví dụ hydrogen và methane còn 5% oxygen vẫn cháy được).

75

phát từ các nguồn gốc.

• Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia nhiệt, hồ quang, tĩnh điện)

• Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy. • Ma sát (cơ năng biến thành nhiệt năng)

• Ngọn lửa trần, nhiệt trần (nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô)

• Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)