Một số tranh cổ động người dân PCCC

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 113 - 149)

106

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích của TN sư phạm

Chúng tôi tiến hành TN sư phạm với mục đích:

- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra trong khóa luận.

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng DHDA trong dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ.

3.2. Nhiệm vụ và TN sư phạm

Chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP gồm: - Lựa chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP. - Xác định nội dung và phương pháp TNSP.

- Chuẩn bị các kế hoạch bài dạy, phương tiện dạy học, trao đổi với các GV bộ môn Hóa học về PPDHDA, các hoạt động dạy học, PP đánh giá, bộ công cụ đánh giá kết quả DHDA; cách tổ chức giờ dạy theo PPDHDA.

- Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập DA; phiếu hỏi GV, phiếu đánh giá sản phẩm DA.

- Thu thập và xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), rút ra kết luận.

3.3. Nội dung TN sư phạm

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GD và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện đổi mới, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Dựa trên thực tế, đề tài chúng tôi chưa thể tiến hành TN sư phạm bằng giảng dạy nội dung chương trình mới cho HS. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xin ý kiến tham khảo của

107

chuyên gia bằng cách gửi bản kế hoạch dạy học và phiếu khảo sát đến 31 GV môn Hóa học tại các cấp và ghi nhận các phản hồi bằng phiếu hỏi.

Bảng 3.1. Danh sách các GV tham gia nhận xét

STT Tên trường Số lượng GV

1 THPT Thái Phiên, Đà Nẵng 6

2 THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng 4

3 THPT FPT, Đà Nẵng 2

4 THPT Nguyễn Văn Trỗi, Quảng Nam 2

5 THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đăk Nông 2

6 THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng 2

7 THPT Hoàng Hoa Thám, Tp. Hồ Chí Minh 2

8 THPT Trần Phú, Quảng Bình 1

9 THPT Nguyễn Thái Bình, Quảng Nam 1

10 THPT Bùi Dục Tài, Quảng Trị 1

11 THPT Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu 1

12 THPT Lê Thánh Tông, Gia Lai 1

13 THPT Nguyễn Hữu Thận, Quảng Trị 1

14 THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 1

15 THPT Nguyễn Văn Trỗi, Hà Tĩnh 1

16 THPT Nguyễn Du, Đăk Nông 1

17 THPT Nguyễn Đình Liễn, Hà Tĩnh 1

18 THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam 1

108

3.3. Kết quả TN sư phạm

Kết quả cho thấy:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia

Tiêu chí đánh giá Đánh giá mức độ đạt được Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Số GV % Số GV % Số GV % Số GV % Số GV %

Tính cấp thiết của đề tài DHDA đối với yêu cầu cần đạt của dạy học chuyên đề trong chương trình GD phổ thông mới.

0 0 0 0 0 0 10 32,3 21 67,7

Sự phù hợp về phân bố thời gian các hoạt động trong kế hoạch dạy học.

0 0 1 3,2 2 6,5 18 58,1 10 32,3

Tính thực tiễn, tính đa dạng của hệ

thống các nhiệm vụ dự án. 0 0 0 0 0 0 14 45,2 17 54,8

Sự phù hợp của hệ thống kiến thức

được xây dụng trong chuyên đề. 0 0 0 0 0 0 13 42,0 18 58,0 Tính khoa học, chính xác, cập nhật

của hệ thống câu hỏi trò chơi, thí nghiệm Hóa học.

0 0 0 0 1 3,2 12 38,7 18 58,1

Khả năng rèn luyện cho HS ứng

dụng CNTT vào học tập. 0 0 0 0 2 6,5 14 45,2 15 48,4

Mức phù hợp của các công cụ đánh

109

(Mức 5: Rất phù hợp; Mức 4: Phù hợp; Mức 3: Bình thường; Mức 2: Ít phù hợp; Mức 1: Không phù hợp)

Ở hầu hết tiêu chí đánh giá, các GV được khảo sát đều chọn mức 4 hoặc 5, chỉ có một số ít GV chọn mức 3 ở một vài tiêu chí. Chỉ có một giáo viên chọn mức 2 ở tiêu chí phân bố thời gian các hoạt động trong kế hoạch dự án, không có giáo viên nào chọn mức 1 ở tất cả các tiêu chí. Cụ thể là:

- 100% GV cho rằng đề tài có tính cấp thiết đối với chương trình GD phổ thông mới (32,3% ở mức 5; 67,7% ở mức 4).

- Phần lớn GV đánh giá cao sự phù hợp về phân bố thời gian các hoạt động trong kế hoạch dạy học (32,3% rất phù hợp; 58,1% phù hợp; 6,5% bình thường; 3,2% không phù hợp).

- 100% GV đánh giá hệ thống kiến thức xây dựng trong chuyên đề là phù hợp và rất phù hợp (58,0% rất phù hợp; 42% phù hợp).

- GV đánh giá hệ thống các nhiệm vụ dự án có tính thực tiễn, tính đa dạng cao (54,8% rất phù hợp và 45,2% phù hợp). 0 10 20 30 40 50 60

Sự phân bố thời gian các hoạt động Hệ thống kiến thức được xây dựng trong chuyên đề Hệ thống các nhiệm vụ dự án có tính thực tiễn Hệ thống câu hỏi trò chơi và thí nghiệm HÌNH 3.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA VỀ THỜI GIAN,

NỘI DUNG CÁC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

110

- Phần lớn GV đánh giá hệ thống câu hỏi trò chơi và thí nghiệm hóa học trong kế hoạch dạy học là phù hợp (3,2% bình thường; 38,7% phù hợp; 58,1% rất phù hợp).

- GV cho rằng các công cụ đánh giá là phù hợp (3,2% bình thường; 58,1% phù hợp; 38,7% rất phù hợp).

- Để đánh giá quá trình thực hiện DHDA và hiệu quả DHDA trong dạy học chuyên đề, chúng tôi đã phỏng vấn và phát phiếu hỏi GV tham gia dạy thực nghiệm, một số GV trong tổ bộ môn hóa học và đã nhận được những phản hồi tích cực như sau:

+ Ý kiến của ThS. Phạm Thị Cẩm Lai, công tác tại đơn vị Trường THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, cho rằng: “Nội dung chuyên đề rất cấp thiết, mang tính thời sự. Tuy nhiên, nếu có thể, cho HS thực hành việc chống cháy nổ để các em có thể tự làm thì tốt hơn”.

+ Ý kiến của ThS. Võ Thị Hà, công tác tại đơn vị Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Hà Tĩnh cho rằng: “Nội dung bài học khá phong phú, làm rõ được các mục tiêu cần đạt của chủ đề, PPDH đa dạng, chú trọng phát triển các phẩm chất NL của HS”.

+ Ý kiến của GV Trần Thanh Biển, công tác tại đơn vị Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Đăk Lăk cho rằng: “Chuyên đề rất gần gũi với tực tế, mang tính cấp thiết, GD được ý thức và kĩ năng cho HS, qua chuyên đề này HS áp dụng được nhiều kiến thực hóa học vào thực tiễn. Nếu có thời gian nên để HS tự làm thí nghiệm và TN một số tình huống giả định.”

Nhìn chung, đa số GV đánh giá cao với việc vận dụng DHDA vào dạy học chuyên đề Hóa học trong phòng chống cháy nổ.

Một bộ phận nhỏ GV đánh giá còn nhiều bất cập. GV tham gia khảo sát cũng chỉ ra một số điểm cần cải thiện hơn như là: giảm bớt các mục tiêu của hoạt động khởi động; cần đặt câu hỏi trọng tâm và chi tiết hơn, không hỏi chung chung; cập nhật thêm chi tiết các dự án.

111

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Sau một quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã hoàn thành được những mục đích và nhiệm vụ đề ra dưới dây:

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lí luận của đề tài

+ Đã nghiên cứu lịch sử phát triển của DHDA, nghiên cứu quá trình áp dụng DHDA vào giảng dạy trên thế giới và ở Việt Nam.

+ Đã nghiên cứu cấu trúc bộ môn Hóa học trong chương trình GD phổ thông mới nói chung, vị trí và câu trúc của chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ nói riêng.

+ Đã khảo sát mức độ hiểu biết, những khó khăn của GV và HS về áp dụng DHDA trong dạy học Hóa học ở cấp THPT.

+ Đã nghiên cứu và khảo sát các kĩ năng cần thiết của HS trong DHDA như kĩ năng CNTT, kĩ năng làm việc nhóm, …

- Xây dựng bộ kế hoạch dạy học tham khảo, vận dụng DHDA vào dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

+ Đã xây dựng quy trình dạy vận dụng DHDA vào dạy học chuyên đề.

+ Đã hệ thống hóa các câu hỏi định hướng trong chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ.

+ Đã xây dựng hệ thống dự án, biểu mẫu, tiêu chí đánh giá các dự án thuộc chuyên đề.

+ Đã hòan thành thực nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, tiến hành phân tích và đưa ra các số liệu thống kê, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu nội dung dạy học theo yêu cầu cần đạt cho chuyên đề 10.2: Hóa học trong phòng chống cháy nổ được Bộ GD và Đào tạo quy định trong chương trình phổ thông mới.

4.2. Kiến nghị

- Tiếp tục mở rộng chuyên đề, thay đổi dự án phù hợp với tình hình địa phương. - Bổ sung các dự án mới làm phong phú hệ thống dự án của dạy học chuyên đề.

112

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1/ Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

2/ Bộ Giáo dục và đào tạo (12/2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể. Ban hành kèm theo thông tư 32 của Bộ GD và ĐT.

3/ Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học - NXB Đại học Sư phạm.

4/ Đặng Thị Hồng Thủy (2015), Giáo án dạy học dự án Bình chữa cháy mini – Lớp 11. Trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh.

5/ Đỗ Hương Trà (2007), Dạy học dự án và tiến trình thực hiện. Tạp chí Giáo dục, Số 157, tr 12-14.

6/ Intel và Hiệp hội Công nghệ trong Giáo dục Quốc tế (2003), Intel teach to the future. Tài liệu tập huấn trong dạy học cho tương lai, ISTE, TPHCM.

7/ Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 8/ Phạm Ngọc Thùy Dung (2012), Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

9/ Nguyễn Thị Phương Thúy (2016), Vận dụng dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học hữu cơ trung học phổ thông miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.

10/ Trần Thị Thu Huệ (2011), Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học vô cơ. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện KHGD Việt Nam.

11/ Trần Văn Thành (2012), Tổ chức dạy học dự án về một số kiến thức điện tử học - Vật lí 9 - Trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

114

Tài liệu tiếng Anh

12/ Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong journey The competency - based approach" Helping learners become autonomous", Danton .J. (1985). Advantures in thinking Australia: Thomas Nelson.

13/ Kilpatrick,W.H, The project method. Teacher college record, 19 pp. 319-335.

14/ Knoll,M. (1997), The project method: Its vocational education origin and international development. Journal of Industrial Teacher Education, 34(3), pp, 59-80.

15/ Markhom.T,Larmer.J &Ravitz.J.(2003), Project Based Learning Handbook. Hongkong: Buck Institute for Education.

16/ Thomas. J. W. (1998), Project - based learning: Overview. Novato. CA: The Buck Institute for Education.

17/ Thomas.J.W. (2000), A Review of Research on project - based learning. San Rafael. CA: The Autodesk Foundation.

18/ Buck institute education, Why project based - learning (PBL). Retrieved November 26, 2011, from http://www.bie.org.

Trang web

19/ Bài viết Các kĩ năng thoát khỏi đám cháy bạn nên biết; truy cập ngày 14, tháng 12, năm 2020; trang web https://meta.vn/

20/ Bài viết Các chất chữa cháy – Tác dụng chữa cháy của nước; truy cập ngày 2, tháng 1, năm 2021; trang web: https://sieuthiphongchay.vn/

21/ Bài viết Cách để Tính Entanpy của Phản ứng Hóa học; truy cập ngày 2, tháng 1, năm 2021, trang web: https://www.wikihow.vn

22/ Bài viết Cách nhanh nhất để thoát khỏi đám cháy; truy cập ngày 2, tháng 1, năm 2021; trang web: https://giadinh.net.vn/

23/ Bài viết Phân loại đám cháy và cách thức dập tắt chúng; truy cập ngày 3, tháng 2, năm 2021; trang web: http://thicongphongchaychuachay.com.vn/

115

24/ Bài viết Giải đáp thắc mắc: đám cháy magie dập tắt bằng gì?; truy cập ngày 3, tháng 2, năm 2021; trang web: https://pcccantam.com/

25/ Bài viết Khi gặp đám cháy chất lỏng xăng dầu, hóa chất phải làm gì?; truy cập ngày 14, tháng 2, năm 2021; trang web: https://thietbipccc.net/

26/ Bài viết How to Make an Improvised Gas Mask; truy cập ngày 3, tháng 2, năm 2021; trang web: https://www.artofmanliness.com/

27/ Bài viết Bình chữa cháy có mấy loại trên thị trường hiện nay; truy cập ngày 5, tháng 2, năm 2021; trang web: https://bcc.thienbang.com/

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 113 - 149)