Cấu tạo bình chữa cháy mini

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 101 - 103)

+ Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của bình cứu hoả CO2 là làm lạnh do khí CO2 ở dạng

lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt xung quanh, lạnh tới – 78,9oC chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí.

Hoạt động chủ yếu với khí nén áp suất cực lớn (250 Bar ≈ 25.000.000 N/m2) với khí Nito trơ được nạp bên trong bình. Quý khách hàng có thể thấy lực nén lớn đến cỡ nào.

+ Vì là bình chữa cháy dạng khí nên nên phạm vi chữa cháy của bình CO2 rất rộng, lan tỏa rất nhanh, khống chế đám cháy loại A (Gỗ, giấy ) và đám cháy loại E (Điện) cực kỳ tốt. Lý tưởng sử dụng cho các nhà máy có nhiều thiết bị điện tử.

+ Lượng khí CO2 được nén chặt trong bình dưới áp suất cao sẽ chuyển về dạng lỏng, nên khi sử dụng bình chữa cháy MT3, bạn hãy bóp cò tay xách là khí CO2 sẽ phun ra và có thể dập tắt đám cháy nhanh chóng chỉ cần dưới 10 giây.

Lưu ý:

+ Vì bình CO2 có tính làm lạnh, loãng không khí cực nhanh và mạnh, rất nguy hiểm khi không may phun trực tiếp vào người. Người dùng phải cực kỳ lưu ý vấn đề này.

+ Khi tháo lắp các bộ phận như vòi phun, ống nhựa xifong phải vặn thật chắc chắn. (Lỏng sẽ dò khí vào tay cầm khi phun sẽ rất lạnh cho tay).

94

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu về các tác nhân gây tử vong trong đám cháy. Nêu thành phần hóa học của mặt nạ phòng độc sử dụng trong đám cháy. Tìm hiểu cách làm mô phỏng mặt nạ phòng độc tại nhà.

- Các tác nhân có thể gây tử vong trong đám cháy:

+ Kiến trúc đổ/ sập.

+ Nhiệt độ ngọn lửa cao, gây bỏng.

+ Khí độc: Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, ammonia, acid hữu cơ... trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp. Hầu hết những người chết trong đám cháy là do ngạt khói chứ không phải bị bỏng. Khói mù mịt dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài.

- Những loại khí độc sinh ra từ đám cháy vô cùng nguy hiểm:

+ Khí carbon monoxide (CO): Là khí không màu, không mùi, nhẹ bằng không khí, rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxygen, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt.

+ Khí carbon dioxide (CO2): Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người.

+ Các sản phẩm cháy có chứa chlorine và hợp chất của chlorine (như HCl) rất độc với phổi.

+ Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

- Cách làm mặt nạ mô phỏng mặt nạ phòng độc tại nhà:

+ Cấu tạo sơ lược của mặt nạ phòng độc: Mặt nạ chống hơi độc hay mặt nạ phòng độc là loại mặt nạ được sử dụng để bảo vệ người dùng khỏi hít phải các khí độc hại trong không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường. Mặt nạ tạo một tấm phủ kín lên mũi và miệng, nhưng cũng có thể che mắt và các mô mềm dễ bị tổn thương khác của khuôn mặt. Người sử dụng của mặt nạ chống hơi độc không được bảo vệ từ khí mà da có thể hấp thụ.

95

Phin lọc của mặt nạ phòng độc chứa than hoạt tính và than hoạt tính còn dùng để lọc nước, dùng được với than gỗ.

Để tăng hiệu quả lọc khí người ta tẩm thêm vào than hoạt tính dung dịch chứa Crom, Đồng, Bạc… và một số chất xúc tác khác trong bộ lọc để có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất độc hại, biến nó thành vô hại trước khi vào cơ thể người. Than hoạt tính được sử dụng trong phin lọc là loại than hoàn toàn khác so với than hoạt tính bình thường.

+ Nguyên vật liệu: chai soda 2 lít; mặt nạ/ khẩu trang chống bụi; băng keo; dao + Cách làm mặt nạ mô phỏng mặt nạ phòng độc (phin lọc không tiêu chuẩn) theo [26]:

Bước 1: Cắt đáy chai 2 lít.Ở đáy chai có một đường nối. Dùng dao cắt dọc theo đường may cho đến khi cắt hết phần đáy chai.

Bước 2: Cắt một hình chữ U trên mặt bên của chai. Nhớ loại bỏ nhãn nhựa bao quanh chai. Một phần của nó sẽ vẫn còn trên chai sau khi đã lấy nó ra. Cắt hình chữ U để loại bỏ phần nhãn còn lại đó. Đáy của chữ U nên cao hơn nắp chai khoảng 2 inch. Chiều rộng của chữ U phải vừa đủ lớn để có thể vừa với khuôn mặt

người sử dụng.

Bước 3: Làm

lớp phin lọc bằng cách loại bỏ dây đeo khỏi mặt nạ/ khẩu trang chống bụi.

Bước 4: Đặt khẩu trang chống bụi bên trong đáy chữ U, sao cho mặt nạ nghiêng xuống một chút về phía nắp chai. Việc này tạo ra một khoang nhỏ giữa nắp chai và mặt nạ.

Bước 5: Sử dụng bang keo dán cố định khẩu trang vào vỏ chai. Cần dán chắc chắn xung quanh khu vực mặt nạ và không có khe hở để không khí độc có thể xâm nhập.

Bước 6: Dán băng keo các cạnh xung quanh của vỏ chai chữ U. Có thể sẽ có một số cạnh lởm chởm khu vực chai được cắt. Để làm cho mặt nạ thoải mái hơn một chút, hãy dán

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 101 - 103)