Môn Hóa học trong chương trình GD phổ thông mới

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 28 - 30)

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất [2].

Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và TN, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

Trong chương trình GD phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và NL của bản thân. Môn Hoá học giúp HS có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực GD khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy GD STEM, một trong những xu hướng GD đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngày 26 tháng 12 năm 2018, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, chương trình GD phổ thông mới môn Hóa học được ban hành. Bên cạnh những thay đổi căn bản về nội dung GD cốt lõi, trong mỗi năm học, những HS có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là:

21

– Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp HS hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học.

– Giúp HS hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ NL để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.

Trong mỗi bậc học, bao gồm ba loại chuyên đề, được biểu thị trong bảng 2.1 trích từ [2].

Bảng 2.1. Phân bố nội dung chuyên đề trong các bậc học

Chuyên đề học tập Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC

Chuyên đề 10.1. Cơ sở hóa học X

Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ X

Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất X

CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH

Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và CNTT X Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu

X

Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ X CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC

Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ

X

22

Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ X

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chuyên đề “hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)