Tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của VQG PNKB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng (Trang 56)

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ

2.1. Tổng quan về Vườn quốc gia PhongNha – Kẻ Bàng

2.1.1. Tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của VQG PNKB

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (17021’12’’ - 17039’44’’ vĩ độ Bắc,

105057’53’’ - 106024’19’’ kinh độ Đông) nằm ở trung tâm dãy Trường sơn của Việt Nam, phía Tây nam sông Gianh, cách Thành phố Đồng Hới 50 km theo hướng Tây bắc và cách Thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam, phía Tây và Tây Nam giáp với nước CHDCND Lào, phía Bắc giáp với xã Thượng Hóa - huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Quảng Ninh.

VQG Phong Nha –Kẻ Bàng có chung đường ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin-Namno của tỉnh Khăm Muộn về phía nước bạn Lào, cũng là khu vực đang được đề cử là khu Di sản thiên nhiên Thế Giới. Năm 1986, khu rừng đặc dụng (cấm) quốc gia được hình thành với diện tích 5.000 ha, được xem là nền móng của Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng sau này. Du khách đến tham quan khu vực này bắt đầu tăng và nhà khách đầu tiên được xây dựng ở bến phà Xuân Sơn năm 1990 nhằm tổ chức các chuyến du lịch bằng thuyền chèo tay đi Động Phong Nha. Đến năm 1993, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng được thành lập với diện tích 41.132 ha. Ngày 12-12-2001, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành Vườn Quốc gia

Phong Nha-Kẻ Bàng.

Và năm 2003 được xem là một dấu mốc, bước ngoặt quan trọng khi VQG PhongNha – Kẻ Bàng đã chính thức được công nhận là một Di sản Thiên nhiên Thế Giới của UNESCO vào ngày 05 tháng 07 dựatrêntiêuchíĐịa chất- Địa mạovới tổng diện tích ban đầu là 85.754 ha, đến năm 2008 phần mở rộng thêm được đưa vào tổng diện tíchcủa Vườn Quốc Gia với 31.070 ha thuộc các xã Thượng Hóa và Hóa Sơn -

Khu vực Di sản ThiênnhiênThếgiới VQG Phong Nha - Kẻ Bàngcó 2 vùng:vùnglõi vàvùngđệm.

+ Vùng lõi: Là diện tích chính của VQG với 116.824 ha.

+ Vùng đệm: Là khu vực tiếp giáp với VQG trãi dài trên ba huyện của tỉnh Quảng Bình là Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh với diện tích là 217.908,44 ha.

Với diện tích 116.824 ha,VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được chia làm 3 phân khu riêng biệt:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. + Phân khu phục hồi sinhthái.

+ Phân khu hành chính dịch vụ.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

* Địa chất – Địa mạo

Địa hình Karst chiếm 2/3 diện tích của Vườn, độ cao từ 300 - 1.100m. Đây là kiến tạo karst cổ nhất thế giới, hiển diện những dấu ấn đậm nét của lịch sử phát triển địa chất từ 400 triệu năm trước, qua 4 chu kỳ kiến tạo: Devon, Devon muộn – Cacbon sớm, Cacbon –Permi và Mesozoi. Đặc điểm nổi bật ở đây là quá trình karst hoá đã tạo các cấu trúc độc đáo như phytokarst, ngọc động, khối tháp nón, măng đá, thác đá, bồn đá, nhũ đá...

* Khíhậu

Khí hậu là thành tố của môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch. Là một khu du lịch của tỉnh Quảng Bình nên Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng có khí hậu nằm trong vùngkhí hậuQuảng Bình.

Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm hai mùa rõrệt.

Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 2.800 mm/năm, thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Mùa khô từ tháng

4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 - 250C, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ tối cao nhất tuyệt đối lên đến 41,60C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 5,00C.

Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Bình tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Cân bằng bức xạ đạt 70 - 80 kcal/cm2. Số giờ nắng bình quân năm khoảng 1.700 - 2.000giờ.

* Thuỷ văn:

Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng hệ thống 03 con sông chính làsông Chày, sông Sonvà sông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm karst đổ ra các điểm ở Én, hang Vòm, hang Tối và

hang Phong Nha... Hạn chế thuỷ văn của vùng là vào mùa mưa bão mực nước dâng cao do lượng nước từ thượng nguồn đổ về gây cản trở tớihoạt động du lịch.

* Tài nguyên sinh vật

Khu du lịch Phong Nha –Kẻ Bàng còn bao bọc cả một khu rừng nguyên sinh có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ sinh thái trên núi đá vôi các hoạt động thực vật đặc trưng rất nhiều lợi chiphát triển loại hình du lịch sinh thái.

Thảm thực vật bao gồm 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 21 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,5% diện tích, trong đó trên 90% là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi lớn nhất Đông Nam Á và hầu hết chưa bị tác động.

Thực vật:Ghi nhận2.951 loài thực vật, trong đó có 39 loài trong Nghị định 32, 112 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 121 loài trong Sách Đỏ IUCN-2011.

Động vật:Ghi nhận1.394 loài động vật, trong đó có 154 loài động vật có vú, 38 loài có tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP, 26 loài thuộc danh mục Nghị định 160, 46 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 55 loài được ghi trong Sách Đỏ IUCN 2016. Trong đó có một số loài quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, voọc Chà vá chân nâu,vượn Đen má trắng, sao la, mang,..

Loài mới:Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi ghi nhận nhiều loài mới cho khoa học đầu thế kỷ 21; với 28 loài mới được công bố trên toàn thế giới, trong đó có 25 loài động vật và 3 loài thực vật.

2.1.1.3. Điều kiện xã hội

* Đặc điểm dân cư:

trung bình 19,96 người/km2

Dân tộc:Ngoài người Kinh chiếm 83,1% tổng dân số, trong khu vực còn có nhiều tộc người khác nhau cùng sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Chứt (chiếm 4,3%, gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, A rem) và dân tộc Vân Kiều (chiếm 12,6%, gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì).

Người dân bản địa thuần nông, chất phát, hiếu khách, và khéo tay, đây là nội lực để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, các ngành nghề thủ công mang đậm bản sắc dân tộc giới thiệu với khách đến tham quan, du lịch tại Quảng Bình.

* Giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử

Giá trị lịch sử điển hình là Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có hệ thống Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua với chiều dài hàng trăm km, chứng kiến biết bao

nhiêucông sức, xương máu của Quân và Dân đổ xuống, cũng vì thế ngày nay có rất nhiều các Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh như Hang 8 Thanh niên Xung phong (8

cô), Đường mòn Hồ Chí Minh, Đường 20 quyết thắng, bến phà Xuân Sơn, ngầm Trạ

Ang... hay như Sân bay Khe Gát,đèoĐáĐẻo,Động Phong Nha, bếnphàNguyễnVăn Trổi.

Với nhiều địa danh hào hùng và những giá trị hiếm có như vậy là cơ sở tốt cho việc phát triển mảng Du lịch văn hóa, tâm linh và lịch sử.

Các lễ hội dân gian: Các lễ hội cũng là tài nguyên du lịch rất quan trọng của khu du lịch Phong Nha –Kẻ Bàng cần được chú trọng đầu tư phát triển. Mỗi lễ hội đều lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội như: hội bơi trải truyền thống (Sơn Trạch), cầu ngư, lễ hội đập trống của người Macoong, lễ hội Cá Trắm ....

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Phong Nha –Kẻ Bàng2.1.2.1. Quá trình hình thành VQG Phong Nha KẻBàng 2.1.2.1. Quá trình hình thành VQG Phong Nha KẻBàng

Ngày 09/8/1986, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) có Quyết định số 194/CT xếp rừng Phong Nha vào danh sách các khu rừng cấm với diện tích 5.000 ha.

thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha; ngày 03/12/1993 UBND tỉnh có Quyết định số 964QĐ/UBND về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha với diện tích 41.132 ha.

Ngày 12/12/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg

nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha. Ngày 20/3/2002, UBND tỉnh có Quyết định số 24/2002/QĐ-UB về việc thành lập BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngày 05/7/2003, tại Hội nghị thường niên của Uỷ ban Di sản Thế giới lần thứ 27 diễn ra ở Paris (Cộng hòa Pháp), VQG PNKB được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí “Địa chất, địa mạo”.

Ngày 14/7/2008, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 1678/QĐ-UBND

về việc giao đất cho Ban quản lý VQG PNKB (phần diện tích mở rộng) 31.070 ha. Như vậy, đến nay tổng diện tích của VQG PNKB là 123.326 ha.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của VQG Phong Nha KẻBàng

* Vị trí chức năng:

Ban Quản lý VQG PNKB là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh nghiên cứu, bảo tồn và phát huy

các giá trị của di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB theo quy định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức:

Ban Quản lý VQG PNKB có một Giám đốc và ba Phó Giám đốc, được tổ

chức thành ba đơn vị trực thuộc (gồm: Trung tâm Du lịch PNKB, Trung tâm Bảo tồn, cứu hộ và Phát triển nguồn gen, Hạt Kiểm lâm VQG) và ba phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Khoa học & Quan hệ quốc tế) theo Nghị định 117/2011/NĐ-CP.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Nguồn: Ban Quản lý VQG Phong Nha Kẻ Bàng, 2018

2.1.2.3. Lịch sử phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - KẻBàng

Lịch sử hình thành và phát triển du lịch tại VQG PNKB gắn liền với lịch sử các cuộc thám hiểm, nghiên cứu, đo vẽ hệ thống hang động ngầm khổng lồ chính trên mảnh đất này.

Vào cuối thế kỷ XIX, Giáo sư Leotio Cadlrier – nhà thám hiểm người pháp được xem như là người đầu tiên phát hiện ra động Phong Nha, ông đã phát hiện có nhiều di chỉ cổ của người Chiêm Thành tại hang Khô còn gọi là hang Bi Ký.

Năm 1937 Phòng du lịch của toà Khâm sứ Pháp ở Huế đã cho xuất bản 1 tờ gấp nhỏ giới thiệu du lịch tỉnh Quảng Bình trong đó có tuyến du lịch Phong Nha. Tuyến du lịch này được xếp vào hàng thứ 2 ở Đông Dương và có chỉ dẫn khá kỹ về cách đến tham quan.

Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, khu vực Phong Nha là nơi cất giữ vũ khí, đạn dược và đóng quân của Quân đội nhân dân Việt nam. Ngày nay, nơi đây còn lại nhiều dấu tích lịch sử oai hùng như Hang 8 thanh niên xung phong, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, đường 20 quyết thắng, đường Hồ Chí Minh huyền thoại và nhiều dấu tíchkhác.

Năm 1989, khi tỉnh Quảng Bình trở lại địa giới cũ, các hoạt động du lịch của tỉnh bắt đầu có những khởi sắc, số lượng du khách đến tham quan động Phong Nha ngày càng tăng lên nhanh chóng; việc đón tiếp và phục vụ khách tham quan động Phong Nha do UBND xã Sơn Trạch quản lý.

Tháng 5/1995, Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Quảng Bình được thành lập với nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống di tích danh thắng trong toàn tỉnh, trong

đó có nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách đến tham quan động Phong Nha. Tham gia các hoạt động du lịch ở đây còn có Công ty Du lịch Quảng Bình, đơn vị có nhiệm vụ kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm và nhà nghỉ. UBND xã Sơn Trạch có nhiệm vụ kinh doanh bãi đỗ xe, mặt bằng bán hàng lưu niệm và quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ dulịch.

Tháng 4/2001, UBND tỉnh đã quyết định sáp nhập bộ phận đón tiếp hướng dẫn của Ban quản lý di tích danh thắng tỉnh với bộ phận kinh doanh nhà nghỉ, ăn uống của Công ty Du lịch thành Trung tâm Du lịch Phong Nha để đảm nhiệm toàn bộ các hoạt động du lịch tại khu vực VQG PNKB bao gồm việc bán vé tham quan,

hướng dẫn, điều hành thuyền vận chuyển, kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ, hàng lưu niệm, bãi đỗ xe, các địa điểm bán hàng...

Để thống nhất về mặt quản lý, ngày 28/11/2003, UBND tỉnh có Quyết định số 65/2003/QĐ-UB về việc tổ chức lại bộ máy, sát nhập Trung tâm Du lịch Phong Nha thuộc Công ty Du lịch Quảng Bình vào Ban Quản lý VQG PNKB. Từ thời điểm này, các hoạt động du lịch tại đây do BQL VQG PNKB trực tiếp quảnlý.

2.1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh du lịch VQG Phong Nha Kẻ Bàng

Trung tâm Du lịch PNKB là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, trực thuộc Ban Quản lý VQG PNKB, có chức năng giúp BQL VQG nghiên cứu, quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ trong khu vực.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chứccủa Trung tâm Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng

Tổ chức bộ máy của Trung tâm Du lịch PNKB gồm Ban lãnh đạo, 04 phòng chuyên môn (Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Lữ hành - Hướng dẫn; Phòng Quản lý Môi trường du lịch; Phòng Kinh doanh dịch vụ) và 02 Ban quản lý trực thuộc (Ban quản lý Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 Quyết Thắng; Ban quản lý Điểm du lịch sinh thái suối nước Moọc).

Theo mô hình này, VQG PNKB sẽ chỉ đạo, quản lý trực tiếp về mặt tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

2.2. Tiềm năng du lịch củaVườn Quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng.2.2.1. Tài nguyên du lịch của VQG Phong Nha –Kẻ Bàng 2.2.1. Tài nguyên du lịch của VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

2.2.1.1. Tài nguyên thiênnhiên

PN-KB được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng trên toàn cầu, với các dãy núi đá vôi phát triển hầu như liên tục và tương đối đồng nhất, được đánh giá là vùng Karst rộng nhất, có ý nghĩa và giá trị nhất Đông Nam Á và thế giới với diện tích trên 200.000 ha. VQG PN-KB có tài nguyên du lịch thiên nhiên vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đa dạng sinh học với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, hệ thống hang động kỳ vỹ, độc đáo... Có thể thấy PN-KB có tiềm năng rất to lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái như du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học...

* Hệ thống hang động và cảnh quan thiên nhiên:

- PN-KB có một quần thể gần 1.000 hang động nguyên sinh, trong đó có hơn 200 hang động đã được khảo sát, nghiên cứu, do đó, nơi đây được mệnh danh là “Vương quốc hang động”, tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn, là thiên đường cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và dulịch.

- Hệ thống hang động Phong Nha được đánh giá là một trong những cảnh quan hang động đẹp nhất trên thế giới với 7 cái nhất: hang có sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng (Trang 56)