Mục tiêu, định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng (Trang 104 - 106)

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ

3.1. Định hướng đến năm 2025

3.1.2. Mục tiêu, định hướng

Mục tiêu chung

Tập trung khai thác có hiệu quả các giá trị của di sản thiên nhiên thế giới để phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, từng bước khẳng định và nâng cao thương hiệu du lịch di sản VQG PNKB và luôn thu hút, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; đóng góp một phần thu đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân địa phương; tạo tiền để phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh; đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo tồn nguyên vẹn các giá trị về địa mạo địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử; giữ gìn môi trường sinh thái.

Mục tiêu cụ thể:

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

Đón 1,4 triệu lượt khách, trong đó 23% là khách quốctế; Tổng doanh thu du lịch đạt 400 tỷđồng;

Thời gian lưu trú bình quân của khách đạt tối thiểu 01ngày.

Định hướng chung

Đầutưxây dựng VQG PNKB thành một trung tâm du lịch hấpdẫn, vớinhiều sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo không chỉ của tỉnh Quảng Bình mà cònlà của khu vực miền Trung và của cả nước, phát triển theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy du lịch Quảng Bình và du lịch các tỉnh Miền Trung phát triển, góp phần đưa du

lịch Việt Nam từngbướcpháttriển ngang tầmvớicácnước trong khu vựcvàtrên Thế giới .

Định hướng cụ thể

Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại VQG PNKB: sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý môi trường để làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng, các công trình phát triển du lịch. Trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại trung tâm Phong Nha; khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuê môi trường rừng để đầu tư cơ sở hạ tầng và các khu du lịch tại VQG PNKB.

Đầu tư phát triển hệ thống công trình phục vụ du lịch: cần thiết đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, các khu thể thao, vui chơi giải trí, các khu hội thảo –hội nghị đầy đủ tiện nghi, các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,... tại Trung tâm Phong Nha và vùng lân cận.

Đầu tư xây dựng các loại hình du lịch: tiếp tục nghiên cứu, đầu tư để đưa vào khai thác các loại hình du lịch mới như: du lịch mạo hiểm thám hiểm hang động, du lịch tham quan trải nghiệm tại cộng đồng, du lịch hoài niệm, du lịch

nghiên cứu khoa học, quan sát động vật hoang dã; tập trung phát triển theo chiều sâu các loại hình du lịch tham quan khám phá hang động, du lịch văn hóa sinh thái; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi kèm nhằm đáp ứng mọi nhu cầu

của du khách tham quan.

Đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động khác: tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có trình độ nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng mang tính chuyên nghiệp. Tạo cơ hội cho người dân địa phương hưởng lợi từ việc tham gia vào các lĩnh vực du lịch. Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch VQG PNKB thông qua đầu tư phát triển mạng lưới thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch trên internet, các công ty lữ hành có uy tín, các chương trình, sự kiện, tổ chức lễ hội, hội thảo, hội nghị, liên kết tạo các tour, tuyến du lịch phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như giúp cho du khách có đầy đủ thông tin cho sự lựa chọn du lịch củamình [16].

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại VQG Phong Nha –Kẻ Bàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng (Trang 104 - 106)