Lịch sử hình thành và phát triển của VQG PhongNha – Kẻ Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng (Trang 59)

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ

2.1. Tổng quan về Vườn quốc gia PhongNha – Kẻ Bàng

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VQG PhongNha – Kẻ Bàng

Ngày 09/8/1986, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) có Quyết định số 194/CT xếp rừng Phong Nha vào danh sách các khu rừng cấm với diện tích 5.000 ha.

thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha; ngày 03/12/1993 UBND tỉnh có Quyết định số 964QĐ/UBND về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha với diện tích 41.132 ha.

Ngày 12/12/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg

nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha. Ngày 20/3/2002, UBND tỉnh có Quyết định số 24/2002/QĐ-UB về việc thành lập BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngày 05/7/2003, tại Hội nghị thường niên của Uỷ ban Di sản Thế giới lần thứ 27 diễn ra ở Paris (Cộng hòa Pháp), VQG PNKB được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí “Địa chất, địa mạo”.

Ngày 14/7/2008, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 1678/QĐ-UBND

về việc giao đất cho Ban quản lý VQG PNKB (phần diện tích mở rộng) 31.070 ha. Như vậy, đến nay tổng diện tích của VQG PNKB là 123.326 ha.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của VQG Phong Nha KẻBàng

* Vị trí chức năng:

Ban Quản lý VQG PNKB là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh nghiên cứu, bảo tồn và phát huy

các giá trị của di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB theo quy định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức:

Ban Quản lý VQG PNKB có một Giám đốc và ba Phó Giám đốc, được tổ

chức thành ba đơn vị trực thuộc (gồm: Trung tâm Du lịch PNKB, Trung tâm Bảo tồn, cứu hộ và Phát triển nguồn gen, Hạt Kiểm lâm VQG) và ba phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Khoa học & Quan hệ quốc tế) theo Nghị định 117/2011/NĐ-CP.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Nguồn: Ban Quản lý VQG Phong Nha Kẻ Bàng, 2018

2.1.2.3. Lịch sử phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - KẻBàng

Lịch sử hình thành và phát triển du lịch tại VQG PNKB gắn liền với lịch sử các cuộc thám hiểm, nghiên cứu, đo vẽ hệ thống hang động ngầm khổng lồ chính trên mảnh đất này.

Vào cuối thế kỷ XIX, Giáo sư Leotio Cadlrier – nhà thám hiểm người pháp được xem như là người đầu tiên phát hiện ra động Phong Nha, ông đã phát hiện có nhiều di chỉ cổ của người Chiêm Thành tại hang Khô còn gọi là hang Bi Ký.

Năm 1937 Phòng du lịch của toà Khâm sứ Pháp ở Huế đã cho xuất bản 1 tờ gấp nhỏ giới thiệu du lịch tỉnh Quảng Bình trong đó có tuyến du lịch Phong Nha. Tuyến du lịch này được xếp vào hàng thứ 2 ở Đông Dương và có chỉ dẫn khá kỹ về cách đến tham quan.

Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, khu vực Phong Nha là nơi cất giữ vũ khí, đạn dược và đóng quân của Quân đội nhân dân Việt nam. Ngày nay, nơi đây còn lại nhiều dấu tích lịch sử oai hùng như Hang 8 thanh niên xung phong, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, đường 20 quyết thắng, đường Hồ Chí Minh huyền thoại và nhiều dấu tíchkhác.

Năm 1989, khi tỉnh Quảng Bình trở lại địa giới cũ, các hoạt động du lịch của tỉnh bắt đầu có những khởi sắc, số lượng du khách đến tham quan động Phong Nha ngày càng tăng lên nhanh chóng; việc đón tiếp và phục vụ khách tham quan động Phong Nha do UBND xã Sơn Trạch quản lý.

Tháng 5/1995, Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Quảng Bình được thành lập với nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống di tích danh thắng trong toàn tỉnh, trong

đó có nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách đến tham quan động Phong Nha. Tham gia các hoạt động du lịch ở đây còn có Công ty Du lịch Quảng Bình, đơn vị có nhiệm vụ kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm và nhà nghỉ. UBND xã Sơn Trạch có nhiệm vụ kinh doanh bãi đỗ xe, mặt bằng bán hàng lưu niệm và quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ dulịch.

Tháng 4/2001, UBND tỉnh đã quyết định sáp nhập bộ phận đón tiếp hướng dẫn của Ban quản lý di tích danh thắng tỉnh với bộ phận kinh doanh nhà nghỉ, ăn uống của Công ty Du lịch thành Trung tâm Du lịch Phong Nha để đảm nhiệm toàn bộ các hoạt động du lịch tại khu vực VQG PNKB bao gồm việc bán vé tham quan,

hướng dẫn, điều hành thuyền vận chuyển, kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ, hàng lưu niệm, bãi đỗ xe, các địa điểm bán hàng...

Để thống nhất về mặt quản lý, ngày 28/11/2003, UBND tỉnh có Quyết định số 65/2003/QĐ-UB về việc tổ chức lại bộ máy, sát nhập Trung tâm Du lịch Phong Nha thuộc Công ty Du lịch Quảng Bình vào Ban Quản lý VQG PNKB. Từ thời điểm này, các hoạt động du lịch tại đây do BQL VQG PNKB trực tiếp quảnlý.

2.1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh du lịch VQG Phong Nha Kẻ Bàng

Trung tâm Du lịch PNKB là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, trực thuộc Ban Quản lý VQG PNKB, có chức năng giúp BQL VQG nghiên cứu, quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ trong khu vực.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chứccủa Trung tâm Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng

Tổ chức bộ máy của Trung tâm Du lịch PNKB gồm Ban lãnh đạo, 04 phòng chuyên môn (Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Lữ hành - Hướng dẫn; Phòng Quản lý Môi trường du lịch; Phòng Kinh doanh dịch vụ) và 02 Ban quản lý trực thuộc (Ban quản lý Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 Quyết Thắng; Ban quản lý Điểm du lịch sinh thái suối nước Moọc).

Theo mô hình này, VQG PNKB sẽ chỉ đạo, quản lý trực tiếp về mặt tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

2.2. Tiềm năng du lịch củaVườn Quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng.2.2.1. Tài nguyên du lịch của VQG Phong Nha –Kẻ Bàng 2.2.1. Tài nguyên du lịch của VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

2.2.1.1. Tài nguyên thiênnhiên

PN-KB được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng trên toàn cầu, với các dãy núi đá vôi phát triển hầu như liên tục và tương đối đồng nhất, được đánh giá là vùng Karst rộng nhất, có ý nghĩa và giá trị nhất Đông Nam Á và thế giới với diện tích trên 200.000 ha. VQG PN-KB có tài nguyên du lịch thiên nhiên vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đa dạng sinh học với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, hệ thống hang động kỳ vỹ, độc đáo... Có thể thấy PN-KB có tiềm năng rất to lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái như du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học...

* Hệ thống hang động và cảnh quan thiên nhiên:

- PN-KB có một quần thể gần 1.000 hang động nguyên sinh, trong đó có hơn 200 hang động đã được khảo sát, nghiên cứu, do đó, nơi đây được mệnh danh là “Vương quốc hang động”, tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn, là thiên đường cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và dulịch.

- Hệ thống hang động Phong Nha được đánh giá là một trong những cảnh quan hang động đẹp nhất trên thế giới với 7 cái nhất: hang có sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất. Bao quanh hệ thống hang động kỳ vĩ và phong phú là các con sông Troóc, sông

Chày, sông Son với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thủy mặc quyến rũ du khách. Rừng nguyên sinh

PN-KB có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000 m, hiểm trở chưa từng có vết chân người, là các điểm hấp dẫn cho các môn thể thao leo núi và thám hiểm điển hình là các đỉnh Co Rilata cao 1.128 m, Co Preu cao 1.213 m. Xen kẽ giữa các đỉnh núi trên 1.000 m là những thung lũng và các đỉnh núi cao từ 800 m đến 1.000 m, thích hợp cho du lịch sinh thái, đặc biệt có thể kể đến đỉnh Mã Tác cao 721 m có thung lũng với diện tích rộng lớn hơn 70 ha. Vào tháng 7/2003, VQG PN-KB đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí địa chất, địamạo.

* Tính đa dạng sinh học:

- Trong VQG PN-KB còn tồn tại một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh ít bị tác động với độ che phủ trên 96,2% và có tính đa dạng sinh học cao với hơn 2.934 loài thực vật trong đó, thực vật bậc cao có hơn 1.700 loài có mạch. Tại vùng này theo số liệu điều tra, bước đầu có nhiều loài thực vật đặc hữu của rừng núi đá vôi như Chò đãi, Chò nước, Trầm hương, Nghiến, Sắng, Ba kích và Sao,… Gần đây, các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên như Bách xanh đá, Lan hài đốm, Lan hài xanh, Lan hài xoắn,...

- VQG PN-KB là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới; 356 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 150 loài bò sát và lưỡng cư, trong đó có 18 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 261 loài bướm; 162 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Đặc biệt, đây là nơi phân bố nhiều loài Linh trưởng nhất Việt Nam với 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, Sao La, Mang. Năm 2004, có 3 loại bò sát lần đầu tiên được tìm thấy là tắc kè Phong Nha, rắn lục song và rắn lục Trường Sơn. Vào tháng 7/2015, VQG PN-KB được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về tiêu chí da dạng sinhhọc.

học cấp quốc gia, quốc tế và khu vực. VQG PN-KB có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, đặc biệt là nằm gần về phía khu bảo tồn đa dạng sinh học có diện tích 200.000 ha cho nên toàn bộ khu vực đã hợp thành một diện tích rộng lớn mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn xuyên biêngiới.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhânvăn

Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Bình là nơi bị đánh phá ác liệt nhất và cũng là nơi ghi nhận những chiến công hiển hách nhất của dân tộc ta. Trong số 07 di tích lịch sử đường mòn Hồ Chí Minh được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, thì có tới 05 di tích nằm trong khu vực của VQG PN-KB, bao gồm: Khu di tích Xuân Sơn - Phong Nha với bến phà Xuân Sơn nổi tiếng; Các trọng điểm trên đường 20 Quyết thắng với các địa danh đã đi vào lịch sử như Cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích; Các trọng điểm trên đường 12 như đèo Mụ Giạ, Cổng Trời, Cha Lo, Bãi Dinh; Các hang động ở các xã Hóa Thanh, Hóa Tiến (huyện Minh Hóa) là nơi Bộ Tư lệnh Binh đoàn 559 đóng Sở Chi huy là nơi trú quân, cất dấu hàng hóa, kho dự trữ chiến lược; Hang Tám Cô trên đường 20 Quyết thắng. Ngoài ra, nơi đây còn có 02 di tích lịch sử là di tích Hang Y tá và Đền Tiên sư Cốc Từ.

Sinh sống chủ yếu trong khu vực PN-KB là người dân tộc Chứt, Vân Kiều và một số ít người dân tộc Kinh. Dân tộc Chứt ở Quảng Bình bao gồm các nhóm: Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng với khoảng 3.500 người. Bên cạnh đặc trưng văn hóa vật thể được thể hiện qua các làng bản, nhà cửa, y phục, trang sức,... trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, đồng bào dân tộc ít người ở khu vực PN-

KB đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần rất đặc sắc, mang đậm sắc thái riêng của mình. Văn hóa phi vật thể của dân tộc ít người nơi đây được thể hiện thông qua kho tàng văn nghệ dân gian cũng như tín ngưỡng. Về cơ bản, kho tàng văn nghệ dân gian được thể hiện qua chuyện cổ, dân ca và nhạc cụ. Chuyện cổ của các dân tộc ít người ở đây đề cập đến nguồn gốc sinh ra các dântộc, sự tích các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng, sự tích các loài cây,... Trong các chuyện cổ cũng thường lấy hạnh phúc con người, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng làm cốt lõi. Dân ca

của đồng bào trong khu vực PN-KB rất đặc sắc, đượm tính trữ tình, với nội dung phong phú, lời ca dịu ngọt, giai điệu trầm lắng dễ đi vào tâm thức người nghe. Nhạc cụ dân gian của đồng bào dân tộc ít người ở PN-KB tuy còn đơn giản về kết cấu nhưng tương đối đa dạng về loại hình. Những nét văn hóa của các dân tộc ít ngườiở

PN-KB đang là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng thời là địa chỉ hấp dẫn để phát triển loại hình du lịch vănhóa.

2.2.2. Một số điểm tham quan chính của VQG Phong Nha –Kẻ Bàng2.2.2.1. Động Phong Nha 2.2.2.1. Động Phong Nha

Thuộc vùng núi đá vôi PN-KB nằm trong địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc, động Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ nhất động" của Việt Nam. Với chiều dài

7.729m, sâu 83m, cao 50m với rấtnhiều nhánh hang phụ lớn nhỏ. Đâylà loại hình độngnướcchảy ngầm trong lòngnúivớinhiều thạchnhũ đặc trưng. Phong Nha nổi tiếng với những khối đá độc đáo được đặt tên theo các hình dạng tự nhiên như "Sư tử", "Kỳ lân", "Vô chầu", "Cung đình" hay "Tượng Phật". Sau khoảng 19 km chảy ngầm dưới dãy Trường Sơn, dòng sông hiện ra ở cửa hang mang một màu nước xanh biếc vào mùa khô và sắc đỏ vào mùa mưa. Du khách cũng có thể khám phá sự kiến tạo các măng đá, thạch nhũ tại đây. Bên trong khoảng 01 km là hang Bi Kí, một nhánh phụ nằm sâu trong động Phong Nha cách cửa động khoảng 600 m.

Người ta tin rằng có một khoảng thời gian nào đó từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI, người Chăm đã chọn nơi đây làm nơi thờicúng.

Phong Nha là hang động tiêu biểu nhất về giá trị thẩm mỹ và sự độc đáo tại Di sản thiên nhiên thế giới PN-KB, được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 tiêu chí: hang có sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất. Sau hàng chục cuộc nghiên cứu, khảo sát khoa học của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, động Phong Nha vẫn còn đó với những điều bíẩn.

2.2.2.2. Động TiênSơn

Động khô Tiên Sơn nằm lưng chừng núi, treo ở độ cao 200 mét trên trần động Phong Nha, được mệnh danh là Tiên Sơn chốn bồng lai tiên cảnh hay Tiên Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch tại vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng (Trang 59)