Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.4. Sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy
Theo Lê Đình (2008), có nhiều lý do để thu thập thơng tin đánh giá về công tác giảng dạy của GV. GV muốn được biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay khơng. Cán bộ quản lý muốn biết các mơn học có thu hút được nhiều SV khơng. Hiệu trưởng, trưởng khoa muốn có những minh chứng cụ thể trong việc đánh giá cán bộ của mình. Các dữ liệu từ đánh giá giảng dạy sẽ giúp cho GV điều chỉnh và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, tạo nên một môi trường học tập tốt hơn cho SV.
Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nói chung khơng phải chỉ mới có quy định gần đây. Tiêu chuẩn 4 và tiêu chuẩn 6 của Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường đại học (ban hành năm 2007) có nêu rõ: các trường đại học phải “có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của GV” và “người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của GV khi kết thúc môn học”. Đối với các trường cao đẳng, quy định này nằm trong tiêu chuẩn 5 của Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng (ban hành năm 2007).
Điều lệ Trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ có quy định rõ việc “đánh giá kết quả giảng dạy của GV” tại điều 13. Theo đó, việc đánh giá này phải “xác định được hiệu quả giảng dạy và mức độ phấn đấu, nâng cao trình độ của GV”. Đối với các trường Cao đẳng, quy định này được nêu rõ tại điều 20 - Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo đó, các trường cao đẳng cũng phải tổ chức việc “đánh giá quá trình đào tạo của trường và hoạt động giảng dạy của GV” đồng thời “kết thúc mỗi mơn học, khóa học, nhà trường tổ chức lấy ý kiến đánh giá của SV (SV) cho từng mơn học, khóa học về nội dung, lịch trình và phương pháp giảng dạy của GV, thường xuyên cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo”.
Không chỉ vậy, từ năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ban hành hai công văn (số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008 và công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010) hướng dẫn các trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV. Trong đó nêu rõ mục đích của việc thực hiện hoạt động này là:
- Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
- Tạo thêm kênh thông tin giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.
- Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của GV.
Như vậy, việc lấy ý kiến của SV về hoạt động giảng dạy của GV ngày càng được chú trọng ở nước ta và trở thành một yêu cầu không thể thiếu ở các cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mình.