Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường

2.5.1. Khảo sát thử nghiệm

Bảng câu hỏi được khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử với 26 SV thuộc ba khố học. Dữ liệu thử nghiệm được phân tích trên phần mềm SPSS để đánh giá thử độ tin cậy của các thang đo cũng như ghi nhận các ý kiến phản hồi khác để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bảng 2.7. Mẫu thử nghiệm

STT Khoá học Số lượng Tỉ lệ

1 (Năm thứ ba) Khoá 16 9 35%

2 (Năm thứ hai) Khoá 17 8 30%

3 (Năm thứ nhất) Khoá 18 9 35%

Tổng 26

2.5.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi

Độ tin cậy của bảng hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi Cronbach alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong

bối cảnh nghiên cứu. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của bảng hỏi thử nghiệm được trình bày trong bảng 2.8. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt hệ số Cronbach Alpha cần thiết từ 0,678 (Phương tiện giảng dạy) đến 0,862 (Sự quan tâm của GV đến SV). Do vậy, bộ thang đo với 38 biến sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức.

Bảng 2.8. Độ tin cậy của bảng hỏi thử nghiệm

STT Thang đo Số biến Hệ số tin cậy

Cronbach Alpha.

1 Phương tiện giảng dạy 05 0,678

2 Nội dung giảng dạy 06 0,765

3 Phương pháp giảng dạy 08 0,767

4 Sự nhiệt tình của GV 07 0,844

5 Sự quan tâm của GV đến SV 06 0,862

6 Sự hài lòng của SV 06 0,855

Tổng 38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)