CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu của đề tài bao gồm:
(1) Phương tiện giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lịng của SV càng tăng. (2) Nội dung giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lịng của SV càng tăng. (3) Phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lịng của SV càng tăng. (4) Sự nhiệt tình của GV càng cao thì mức độ hài lịng của SV càng tăng.
(5) Sự quan tâm của GV đối với SV càng cao thì mức độ hài lịng của SV càng tăng. (6) Có sự khác biệt về mức độ hài lịng của SV theo khóa học.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các giả thuyết từ (1) đến (5) đều được chấp nhận với hệ số sig = 0,000 (Bảng 3.13). Ngồi ra, mơ hình cịn xuất hiện thêm một nhân tố mới là Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung và phương pháp giảng
0,162 0,263 0,283 0,349 0,469 0,379 Sự hài lòng của SV
Sự quan tâm của GV
Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung, phương pháp giảng dạy
Sự nhiệt tình của GV
Phương pháp giảng dạy
Nội dung giảng dạy Phương tiện giảng dạy
dạy. Nhân tố này cũng có hệ số hồi qui riêng phần dương nên cũng ảnh hưởng
thuận chiều với sự hài lòng của SV.
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Hệ số B Sig Kết quả
(1) Phương tiện giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng
của SV càng tăng. 0,283 0,000 Chấp nhận
(2) Nội dung giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lịng của
SV càng tăng. 0,162 0,000 Chấp nhận
(3) Phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức độ hài
lịng của SV càng tăng. 0,263 0,000 Chấp nhận
(4) Sự nhiệt tình của GV càng cao thì mức độ hài lịng
của SV càng tăng. 0,349 0,000 Chấp nhận
(5) Sự quan tâm của GV đối với SV càng cao thì mức độ
hài lịng của SV càng tăng. 0,469 0,000 Chấp nhận
(6) Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung, phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
0,379 0,000 Chấp nhận
Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó; nó ủng hộ sự quan tâm cải tiến từng khía cạnh cụ thể trong hoạt động giảng dạy để có thể đạt được sự hài lòng cao nhất từ SV đối với tổng thể hoạt động giảng dạy. Cụ thể: chỉ cần phương tiện giảng dạy được cải tiến tốt hơn một bậc và điểm đánh giá của SV ở khía cạnh này tăng lên 1 thì điểm hài lịng tổng thể của SV về hoạt động giảng dạy cũng sẽ tăng 0,283 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự quan tâm, sự nhiệt tình của GV… lần lượt tăng lên 1 thì sự hài lịng tổng thể về hoạt động giảng dạy cũng sẽ tăng lần lượt lên: 0,162; 0,263; 0,349; 0,469 điểm;…
Tiếp theo, phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA một yếu tố) được thực hiện với biến độc lập là nhân tố sự hài lòng của SV và biến phân loại là Khóa học nhằm kiểm định giả thuyết: Có sự khác biệt về mức độ hài lịng của SV theo khóa học. Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of
đánh giá của SV giữa các khóa học khơng khác nhau và kết quả phân tích ANOVA được sử dụng. Phân tích phương sai ANOVA, ta được mức ý nghĩa Sig của biến độc lập là 0,06 (lớn hơn 0,05) nên ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng khơng có sự khác biệt về mức độ hài lịng của SV ở các khóa học. Nói cách khác, SV các khố dường như có cùng xu hướng trong việc đánh giá mức độ hài lịng của mình đối với hoạt động giảng dạy. Đây là một kết quả mới so với một số nghiên cứu trước của Trần Xuân Kiên (2009), Nguyễn Thị Thắm (2010). Kết quả này một phần có thể do GV nhà trường đã duy trì được một hình ảnh tương đối ổn định khi giảng dạy ở các khoá học khác nhau.