Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 87 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc

4.4.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của hộ nông dân

4.4.3.1. Lao động

Lao động là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. Yếu tố lao động hay nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng. Về số lượng lao động của hộ nông dân bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động, tiến hành điều tra khảo sát số lượng lao động trong 90 hộ nông dân ở 3 xã phường Tân Hồng, Đông Ngàn, Phù Chẩn, thông tin về số lượng lao động của các hộ được điều tra có thể tìm hiểu, đánh giá thông qua chỉ tiêu bình quân lao động/hộ gia đình, chỉ tiêu này có sự thay đổi nhất định qua các mốc thời gian của giai đoạn 2011 - 2016. Kết quả điều tra thể hiện trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Bình quân lao động của hộ giai đoạn 2011 - 2016 thị xã Từ Sơn

Thông tin điều tra Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2016 So sánh năm 2016 với 2011 Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Hộ 31562 36368 4806 13,21

Tổng số nhân khẩu Người 125957 155024 29067 18,75 Bình quân người/hộ Người 3,99 4,26 0,27 6,33 Tổng số lao động Lao động 66757 85263 18506 21,70 Bình quân lao động/hộ Lao động 2,12 2,34 0,23 9,82

Qua bảng 4.13 cho thấy số hộ tăng 4806 hộ so với năm 2011, số lao động bình quân trong hộ dân có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 bình quân lao động của hộ nông dân là 2,12 lao động/hộ, năm 2016 là 2,34 lao động/hộ. Giai đoạn 2011 - 2016 quá trình đô thị hóa, diễn ra với tốc độ nhanh chóng, sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - TTCN và ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nên nhu cầu lao động sản xuất nông nghiệp giảm số lao động trong hộ nông dân tham gia sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Chất lượng lao động trên địa bàn Thị xã Từ Sơn cũng được nâng cao hơn.

4.4.3.2. Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp

Thị xã Từ Sơn là nơi tập trung phát triển chủ yếu các loại hình dịch vụ và thương mại, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cấu ngành nghề đã có sự biến đổi khá rõ nét. Nhu cầu lao động phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Biến đổi nghề nghiệp đối với hộ điều tra thị xã Từ Sơn Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Nghề nghiệp Năm 2011 Năm 2016 So sánh năm 2016 với 2011 Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 56,82 35,27 -21,55 61,10

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15,23 25,44 10,21 40,13

Dịch vụ 13,78 26,35 12,57 47,70

Cán bộ, công chức 7,25 9,26 2,01 21,70

Không có việc làm 6,92 3,68 -3,24 88,04

Tổng 100 100 0 0

Kết quả điều tra theo bảng 4.14 cho thấy nghề nghiệp của hộ dân có sự chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Lao động trong nghề nông nghiệp giảm 21,55% so với năm 2011, lao động trong ngành dịch vụ tăng 12,57% so với năm 2011. Số lao động không có việc làm giảm 3,24% so với năm 2011.

Xu hướng biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp này hoàn toàn phù hợp với quy luật tất yếu của sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ lệ lao động không có việc làm giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy công tác hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong những năm qua đã được quan tâm và thực hiện một cách tích cực, mặt khác sự hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã thu hút người lao động vào làm công nhân trong các nhà máy cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

4.4.3.3. Ảnh hưởng đến ngành nghề phụ

Nghiên cứu kết quả điều tra về ngành nghề phụ của các nông hộ được phỏng vấn tại 3 xã, phường cho thấy trước khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp người dân chủ yếu làm ruộng, nhưng sau khi phần lớn diện tích đất trồng lúa bị thu hồi thì một phần số lao động nông nghiệp bắt đầu có hướng chuyển nghề thích hợp để tăng thêm thu nhập. Một số hộ đã tích cực trong việc chuyển đổi ngành nghề phụ, vừa sản xuất nông nghiệp, vừa tham gia kinh doanh dịch vụ… Do vậy phần nào đã giải quyết được vấn đề ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao thu nhập trong điều kiện không còn nhiều đất sản xuất nông nghiệp. - Tại thị trấn Từ Sơn: Các nông hộ khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang một số ngành nghề phụ như: Làm đồ gỗ, trồng cây cảnh, sản xuất bánh mỳ, buôn bán, kinh doanh nhà trọ cho công nhân ở khu công nghiệp…

Phường Đông Ngàn: Có làng nghề mây tre đan xuất khẩu và làm mộc đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, ngoài ra các hộ mất đất sản xuất nông nghiệp còn chuyển sang các ngành như: Buôn bán, làm mộc, chăn nuôi cá sấu… các ngành nghề này cũng cho thu nhập cao hơn nhiều so với nghề sản xuất nông nghiệp trước đây.

Xã Phù Chẩn: Khi diện tích đất nông nghiệp bị thu nhỏ lại, một số hộ đã chuyển đổi mục đích từ đất trồng lúa sang trồng hoa, nâng cao thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm dư thừa trong hộ gia đình.

Bảng 4.15. Thực trạng một số ngành nghề phụ của các nông hộ được điều tra trên địa bàn 3 xã, phường nghiên cứu

Xã, phường Số hộ Ngành nghề Số hộ Tổng chi phí (tr. đồng) Doanh thu (tr. Đồng) Lợi nhuận năm (tr. Đồng) BQ/hộ/năm (Tr. Đồng) Phường Tân Hồng 30 Sản xuất đồ gỗ 12 820 1055 235 23,50 Buôn bán 16 850 1220 370 24,67 Kinh doanh nhà trọ 2 80 220 140 28,00 Phường Đông Ngàn 30 Trồng cây cảnh 6 450 620 170 21,25 Mây tre đan 14 230 452 222 18,50

May mặc 10 125 389 264 26,40 Xã Phù Chẩn 30 Sản xuất đồ gỗ 12 725 910 185 23,13 Buôn bán 16 900 1330 430 26,88 Trồng hoa 2 920 1055 135 22,50

Nguồn: Tổng hợp 90 hộ điều tra

4.4.3.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến xã hội

* Về an ninh trật tự xã hội

Trước những thay đổi về kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn được nâng cao, việc hội nhập, giao lưu và thông thương với nhiều người dân ở các vùng lân cận giúp cho người nông dân tiếp cận với nhiều điều mới về các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như hiểu biết và nhận thức của người nông dân được mở mang, tự tin.

Ngày nay, người dân đã quen với lối sống mới, với tác phong làm việc công nghiệp. Họ được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, làm việc có năng suất, chất lượng hơn, chính vì thế nguồn thu nhập mang lại cao hơn. Mức độ chi tiêu cũng tăng lên, việc chi tiêu hợp lý hơn, tỷ lệ chi tiêu cho nhà cửa, thiết bị đồ dùng tăng lên.

Khi tìm hiểu ý kiến của các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những điểm tiến bộ, tích cực thì có điểm tiêu cực đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống của con người và điều này được phản ánh rõ nét nhất qua các vấn

đề về anh ninh xã hội. Tuy nhiên công tác an ninh trật tự luôn được các cấp lãnh đạo thị xã Từ Sơn và 3 xã, phường (Tân Hồng, Đông Ngàn, Phù Chẩn), các thôn xóm trong 3 xã, phường quan tâm chỉ đạo kịp thời. Kết quả điều tra về tình hình trật tự, an ninh của các hộ dân được thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4.16. Ý kiến về tình hình an ninh, xã hội của 3 xã phường điều tra giai đoạn 2011-2016

STT Đánh giá của người dân về trật tự an ninh xã hội năm 2016 so với 2011 Số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tốt hơn 35 38,89

2 Không có sự thay đổi 43 47,78

3 Kém đi 12 13,33

Tổng 90 100

Trong số 90 hộ được hỏi có 38,89% cho rằng trật tự an ninh tốt hơn so năm 2011 tuy nhiên có 13,33% hộ trả lời tình hình an ninh bị kém đi. Điều này cho thấy trật tự an ninh trong những năm gần đây có chiều hướng tăng với vấn đề thực tế là số công nhân đến làm việc tại các khu công nghiệp ở Thị xã Từ Sơn tăng lên. Để ngăn chặn các tiêu cực và xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và ý thức của người dân được chính quyền các xã, phường phổ biến đến từng hộ gia đình và tại khu công nghiệp có công nhân thuê trọ.

* Tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội

Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho người dân khi thực hiện dự án trong quá trình đô thị hóa là một trong những vấn đề được lãnh đạo thị xã Từ Sơn quan tâm chỉ đạo. Vai trò của Nhà nước hay chính xác hơn là chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng nhất. Hầu hết các dự án trong thị xã đều có đóng góp rất lớn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi xã hội của các xã, phường nơi thu hồi đất để thực hiện các Dự án. Qua điều tra 90 hộ ở 3 xã, phường cho thấy sự thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Đa số các hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với năm 2011.

Bảng 4.17. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của 3 xã phường điều tra giai đoạn 2011-2016

STT Đánh giá của người dân về tiếp cận cơ sở hạ tầng xã hội năm 2016 so với năm 2011

Số hộ điều tra (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Được tốt hơn 40 44,44

2 Không có sự thay đổi 47 52,22

3 Bị kém đi 3 3,33

Tổng 90 100,00

Từ bảng 4.13 cho thấy có 44,44% hộ được hỏi cho rằng khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng xã hội như: đường giao thông, điện, trường học, nhà văn hóa.. tốt hơn so với năm 2011, chỉ có 3,33% số hộ cho rằng khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng bị kém đi. Như vậy, việc xây dựng các dự án hạ tầng trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của người dân trong vùng có dự án nói riêng và toàn thị xã nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)