Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 54)

CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

- Yêu cầu rút gọn, lược bỏ bớt mục 4.1 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 6.108,87 ha, bao gồm 5 xã và 7 phường. Toạ độ địa lý của thị xã nằm trong khoảng: Từ 21005’50” đến 21010’05” độ vĩ bắc. Từ 105056’00” đến 106000’00” độ kinh đông. Nằm giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội - Phía Đông: giáp huyện Tiên Du

- Phía Tây: giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - Thành phố Hà Nội

Thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 07 phường

(Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Châu Khê, Tân Hồng, Đình Bảng)

và 05 xã (Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Khê, Phù Chẩn).

- Có Quốc lộ 1B và tỉnh lộ 295B (trước đây là Quốc lộ 1A cũ) và đường sắt nối liền với TP.Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp tỉnh lộ 287 nối liền tỉnh lộ với QL38 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài

- Hệ thống các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cùng với hệ thống các tuyến đường của thị xã hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.

Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hoá lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hoá: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Chùa Tiêu, Chùa Ứng Tâm... Từ Sơn còn là Thị xã có các làng nghề truyền thống như: nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang…

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đô thị, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.

Địa bàn thị xã nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Về địa giới hành chính: phía bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới, phía đông giáp huyện Tiên Du; phía tây và nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

4.1.1.2. Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Từ Sơn tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong Thị xã đều có độ dốc<30. Địa hình có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của Thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

4.1.1.3. Khí hậu

Đặc điểm địa chất thị xã Từ Sơn tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Từ Sơn mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackêi - palêzôi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Cấu trúc địa chất Từ Sơn tuyệt đại đa số nằm trong cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, bề dầy trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc

4.1.1.4. Thuỷ văn

Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C. Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1671,9 giờ.

Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).

Nhìn chung Từ Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính và được mô tả như sau:

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông (Pb): Có diện tích 20 ha chiếm

0,33% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ngoài đê dọc theo sông Ngũ huyện Khê, tập trung tại các xã Hương Mạc, Tam Sơn. Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại.

- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): Có diện tích

851,5 ha chiếm 13,87% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Phù Chẩn, Tương Giang, Tam Sơn. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.

- Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg): Diện tích 2.238,58 ha

chiếm 36,46% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã, phường trong thị xã, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện

pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông.

- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Pf): Diện tích

703,2 ha chiếm 11,45% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động.

- Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 306,5 ha chiếm 4,98% tổng diện

tích đất tự nhiên, phân bố ở xã Phù Chẩn là chủ yếu. Loại đất này ở địa hình thấp nhất (trũng) thường bị úng nước sau khi mưa.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): Diện tích tự nhiên 49 ha chiếm

0,80% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Tân Hồng, Phù Chẩn. Đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, cần có biện pháp cải tạo nâng cao đô phì nhiêu cho đất, đặc biệt là bón phân chuồng để cải tạo kết cấu đất.

- Đất xám bạc màu gley (Bg): Diện tích 25 ha, chiếm 0,41% tổng diện tích

đất tự nhiên phân bố ở Tân Hồng.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp): Diện tích 4,3 ha chiếm 0,07% tổng diện

tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Tương Giang (Núi Tiêu). Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống trọc để cải thiện môi trường đất.

+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâmcanh lúa, và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, dễ làm, thoát nước tốt). + Về hoá tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. Đạm tổng số khá đến giàu. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S …

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ huyện Khê, ngòi Ba Xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện Yên Phong. Đoạn sông Ngũ huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ Châu Khê qua Hương Mạc, Tam Sơn rồi chảy sang huyệnYên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê là con sông chịu tiếp nhận nước thải từ các làng nghề nhất trên địa bàn tỉnh. Ước tính tổng lượng nước thải xả xuống dòng sông là

20.000(m3/ngày), chất lượng nước thải đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dòng sông trở thành một mương thoát nước thải của làng nghề. Đến nay, người dân hai bên bờ không còn sử dụng nước sông vào sinh hoạt nữa.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong Thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2 - 5 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

c) Tài nguyên nhân văn

Thị xã Từ Sơn là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là Thị xã có bản sắc văn hóa đa dạng. Người dân trong Thị xã có truyền thống cách mạng: cần cù, chịu khó, đoàn kết, có ý chí vươn lên ... Với tài nguyên nhân văn như trên, trong quy hoạch sử dụng đất đai cần chú ý quan tâm đến tập quán, quan hệ làng xóm để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng cho phù hợp đồng thời cũng phải dành đất cho việc nâng cấp, mở rộng các công trình văn hóa trên địa bàn Thị xã nhằm khai thác triệt để tiềm năng này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã trong thời gian tới.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Cảnh quan môi trường thị xã Từ Sơn mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.

Trong vài năm gần đây lượng khí thải do các cơ sở sản xuất, các làng nghề, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thị xã đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường. Dân cư của thị xã hiện nay đang hướng vào các khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong nhiều năm tới khi nhiều khu đô thị, khu dân cư được quy hoạch. Tình hình này sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác. Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu … trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến

môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của Thị xã Tù Sơn

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 6.438USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 15%.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, Thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng cơ bản chiếm 80,9%; Dịch vụ chiếm: 17,4% và Nông nghiệp chiếm 1,7% năm 2016.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, thị xã đã triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Thị xã đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Theo đó, bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, bảo quản và chế biến; nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Cùng với đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi: Trồng trọt 31%; chăn nuôi - thủy sản 61%; dịch vụ 8% (năm 2011 là: 34,8% - 59,3% - 5,9%). Đến nay, thị xã có 23 trang trại chăn nuôi và 153 gia trại chăn nuôi theo mô hình tập trung.

a) Ngành trồng trọt

Lương thực vẫn là cây chủ lực của Từ Sơn, trong đó chủ yếu là lúa. Tổng diện tích gieo trồng toàn thị xã là 2.376 ha, trong đó diện tích lúa là 2137 ha, cây màu 239 ha. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cụ thể cây lúa đầu năm 2016 đạt >56 tạ/ha.

b) Ngành chăn nuôi

Trong những năm qua, chăn nuôi có bước phát triển khá so với kỳ trước đây. Đàn lợn và đàn gia cầm tăng ổn định về số lượng và sản lượng, đến nay đàn lợn có 30 nghìn con, đàn gia cầm có khoảng >500 nghìn con, riêng đàn trâu, bò giảm rất nhanh và số lượng còn rất thấp vì không có nhu cầu sức kéo.

c) Thủy sản

Thủy sản được đầu tư phát triển mạnh cả quy mô, hình thức khai thác, đã có nhiều mô hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng được mở rộng, một số khu vực kết hợp với các loại dịch vụ làm cho thu nhập của người sử dụng đất của thị xã ngày cang tăng.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong năm năm qua, thực hiện dự án khu công nghiệp tập trung của Tỉnh và hình thành các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề của Thị xã, với vị trí địa lý là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)