Tình hình đô thị hoá trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 75)

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 6.108,87 ha, bao gồm 5 xã và 7 phường, với tổng dân số năm 2016 163.093 người.

- Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đã xác định được mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, bền vững, chuyển nhanh cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Hiện nay, thị xã Từ Sơn đã phát triển CN - TTCN ở các khu vực:

+ Khu công nghiệp Tiên Sơn ở: Đồng Nguyên, Tân Hồng, Tương Giang.

+ Khu công nghiệp Từ Sơn ở Đồng Nguyên, Tam Sơn, Tương Giang. + Khu công nghiệp VSIP ở Phù Chẩn, Đình Bảng.

Tương Giang, Tam Sơn, Đồng Nguyên.

Hiện nay Từ Sơn có 12 xã, phường có vị trí thuận lợi cho quá trình tổ chức sản xuất theo mô hình công nghiệp hoá nông thôn và phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại. Với vị thế của Thị xã là khu ven Thủ đô Hà Nội và là khu trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Thị xã nằm trong khu vực vùng lõi phát triển đô thị của tỉnh Bắc Ninh, nên việc phát triển các điểm dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh tế là tất yếu. Đến nay thị xã Từ Sơn đã và đang hình thành các khu đô thị với quy mô nhỏ và vừa như: Tân Hồng- Đông Ngàn, Đền Đô, Đồng Nguyên, Tam Sơn - Tương Giang…

4.3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thị xã Từ Sơn

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội của từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ nghành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý. Theo xu thế chung hiện nay, cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng mở cửa và hội nhập vào kinh tế toàn cầu và cơ cấu ngành đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và xu thế phát triển chung của thị xã, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển dịch đáng kể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và xu thế phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế theo ngành của thị xã đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp.

Trong giai đoạn 2011-2016, thị xã Từ Sơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Giai đoạn 2011-2016 lần lượt theo thứ tự: Tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng cơ bản (59,5%-78,1%); Dịch vụ - Thương mại (13,7%-20,2%); Nông nghiệp giảm còn (5,4%-1,7%).

Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Trung ương và địa phương là 1.252,7 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hàng năm đạt khoảng 700 tỷ đồng, trong đó thu từ tiền đất khoảng 200 tỷ đồng, đạt 125%

mục tiêu, tăng 86,6% so với năm 2011. Giá trị tăng thêm đầu người đạt 6.000 USD/người/năm, tăng 2,1 lần so với năm 2011.

Hình 4.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2016

4.3.3. Tình hình biến động dân cư trong quá trình đô thị hoá Thị xã Từ Sơn

Biến động dân cư có thể coi là một trong những động lực và xu thế phát triển của dân số nói riêng và của xã hội nói chung. Tỷ lệ gia tăng dân số bao gồm: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (số sinh, số tử) và tỷ lệ tăng dân số cơ học (số chuyển đến, số chuyển đi) là một trong các yếu tố quyết định mức độ biến động dân cư cao hay thấp.

Đô thị hoá là một tiến trình tất yếu của mọi quốc gia trên đường phát triển hướng đến một xã hội văn minh, tiến bộ cả vật chất và tinh thần của đời sống xã hội và mọi cư dân trong đó. Quá trình đô thị hoá diễn ra trước hết là một quá trình tập trung dân cư đô thị và hình thành các khu, cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Đó là một tiến trình gia tăng số lượng cư dân sống trong khu vực đô thị rất lớn.

Bảng 4.6. Biến động dân cư giai đoạn 2011 - 2016 thị xã Từ Sơn

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Dân số trung bình 125957 132152 134354 138987 146568 155024 Nam (người) 60255 63566 64725 68715 72233 76521 Nữ (người) 65702 68586 69629 70272 74335 78503 2 Tỷ lệ tăng dân số (%) 0,64 0,61 0,6 0,58 0,55 0,52

Tình hình biến động dân cư trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy, dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa làm gia tăng rất nhanh dân số trên địa bàn thị xã Từ Sơn, do quá trình nhập cư đã nảy sinh một số bất cập trong quá trình quản lý, các mặt trái của xã hội xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của nhân dân.

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN THỊ XÃ TỪ SƠN ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN THỊ XÃ TỪ SƠN

4.4.1 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp

4.4.1.1. Biến động về đất sản xuất nông nghiệp

Bảng 4.7. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016 của các hộ điều tra ở 3 xã, phường

Đơn vị tính: ha Mục đích sử dụng Phường Tân Hồng Phường Đông Ngàn Phù Chẩn Năm 2011 Năm 2016 Biến động Năm 2011 Năm 2016 Biến động Năm 2011 Năm 2016 Biến động Đất nông nghiệp 9,11 6,44 -2,67 6,54 4,22 -2,32 13,24 9,48 -3,76 Đất sản xuất nông nghiệp 7,7 5,72 -1,98 6,87 5,36 -1,51 11,88 9,93 -1,95 Đất trồng cây hàng năm 7,25 5,32 -1,93 6,52 5,05 -1,47 11,03 9,21 -1,82 Đất trồng lúa 7,25 5,32 -1,93 6,52 5,05 -1,47 11,03 9,21 -1,82 Đất trồng cây lâu năm 0,45 0,4 -0,05 0,35 0,31 -0,04 0,85 0,72 -0,13 Nguồn: Tổng hợp 90 hộ điều tra

- Phường Tân Hồng : Diện tích nông nghiệp trước năm 2011 là 9,11 ha, đến năm 2016 diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 6,44 ha, giảm 2,67 ha là giảm diện tích đất trồng lúa (1,93 ha), đất trồng cây lâu năm (0,05 ha) đất nuôi trồng thủy sản (0,10ha)

- Phường Đông Ngàn: Diện tích đất nông nghiệp trước năm 2011 là 6,54 ha, đến năm 2016 thì diện tích là 4,22 ha, giảm 2,32 ha chủ yếu là giảm mạnh diện tích đất trồng lúa.

- Xã Phù Chẩn: Diện tích đất nông nghiệp trước năm 2011 là 13,24 ha, đến năm 2016 thì diện tích là 9,48 ha, giảm 3,76 ha.

4.4.1.2. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Qua kết quả điều tra, phân tích một số chỉ tiêu về trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình 3 xã, phường (bảng 4.8) cho thấy:

Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu trồng lúa (diện tích, năng suất, sản lượng, doanh thu) của các nông hộ cho thấy:

- Phường Tân Hồng: So với năm 2011 cả năng suất, giá tiền tăng, trong đó năng suất tăng 5,76% (từ 4.900 kg/ha năm 2011 tăng lên 5200 kg/ha năm 2016) và giá tăng (giá trung bình năm 2011 là 6.500đ/kg, năm 2016 là 7.200đ/kg). Nhưng diện tích giảm mạnh năm 2011 là 9,11 ha, đến năm 2016 thì diện tích là 6,44 ha, giảm 2,67 ha (tương đương giảm 36,27% diện tích) đã làm cho doanh thu của các hộ giảm 31731,7 nghìn đồng (230912,5 nghìn đồng năm 2011 xuống 199180,8 nghìn đồng năm 2016).

- Phường Đông Ngàn: So với năm 2011 năng suất tăng 4,25% (Từ 4950 kg/ha năm 2011 tăng lên 5170 kg/ha năm 2016) do năng suất và giá tăng làm cho sản lượng và thu nhập của người nông dân canh tác trên 1ha tăng. Tuy diện tích giảm khá mạnh diện tích trồng lúa của các hộ điều tra trước năm 2011 là 6,54ha, đến năm 2016 thì diện tích là 4,22 ha, giảm 2,32 ha tương đương giảm 29,11% diện tích.

- Xã Phù Chẩn: So với năm 2011 năng suất tăng 7,69% (Từ 4800 kg/ha năm 2011 tăng lên 5200 kg/ha năm 2016). Diện tích trồng lúa của các hộ điều tra trước năm 2011 là 13,24 ha, đến năm 2016 thì diện tích là 9,48 ha, giảm 3,76 ha tương đương giảm 19,76% diện tích.

Bảng 4.8. Biến động một số chỉ tiêu trồng lúa của các hộ điều tra trên địa bàn 3 xã, phường giai đoạn 2011-2016

Chỉ tiêu

Phường Tân Hồng Phường Đông

Ngàn Xã Phù Chẩn Năm 2011 Năm 2016 Năm 2011 Năm 2016 Năm 2011 Năm 2016 Diện tích (ha) 9,11 6,44 6,54 4,22 13,24 9,48 Năng suất (kg/ha) 4900 5200 4950 5170 4800 5200 Sản lượng (kg/ha) 44639 33488 32373 21817,4 63552 49296 Doanh thu (nghìn

đồng) 230912,5 199180,8 209781 187981,2 344136 344822,4 Nguồn: Tổng hợp 90 hộ điều tra

Nhìn chung, áp dụng kỹ thuật giúp tăng năng suất, giá thị trường tăng nhưng diện tích đất nông nghiệp ở các xã, phường giảm là nguyên nhân làm cho sản lượng và doanh thu từ trồng trọt của người dân trong sản xuất nông nghiệp giảm nhiều.

4.4.2 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân

Đời sống hộ nông dân là một trong những lĩnh vực xã hội có phạm vi nội dung tương đối rộng. Khi xem xét lĩnh vực này, có thể thấy đời sống hộ nông dân ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và cũng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Đặc biệt khi xem xét ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống hộ nông dân, một hệ thống các yếu tố có liên quan được xác định trong mối quan hệ giữa đô thị hóa và đời sống hộ nông dân và các yếu tố này không tồn tại độc lập mà được đặt trong mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.

Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi bộ mặt thành thị và nông thôn, cơ sở hạ tầng khang trang, giao thông dần hoàn thiện. Tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân tiệm cận áp dụng vào trong cuộc sống của nông hộ. Qua điều tra đánh giá phỏng vấn 90 hộ gia đình tại 3 phường xã cho thấy:

- Phường Tân Hồng, số hộ được hỏi cho rằng, sau khi đô thị hoá đời sống người dân tăng lên (14/30) chiếm 46,6% số hộ điều tra. Tuy nhiên về môi trường (như khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước) ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (9/30) chiếm 30% số người được hỏi.

- Tại phường Đông Ngàn, kết quả cho thấy (11/30) chiếm 36,6% cho rằng cuộc sống họ tăng lên sau khi đô thị hoá, môi trường ảnh hưởng (như khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước) là (6/30) chiếm 20% số người được hỏi.

- Tại xã Phù Chẩn nơi có nhiều khu công nghiệp-dịch vụ (như VSIP, Tiên Sơn…) chỉ có (4/30) chiếm 13,33% cho rằng cuộc sống họ tăng lên sau khi đô thị hoá. Tuy nhiên khi hỏi về ảnh hưởng đến môi trường sống, có đến (18/30) chiếm 60% người dân trả lời môi trường ảnh hưởng lớn. Điều đó cũng khẳng định rằng, với nhiều khu công nghiệp, đang hoạt động và sản xuất thì vấn đề môi trường là thể hiện rõ và qua đó cũng để cho các cấp chính quyền của Thị xã Từ Sơn cần phải có giải pháp quyết liệt sắp tới cho việc xây dựng quy hoạch môi trường đồng bộ trên địa bàn Thị xã.

4.4.2.1 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lực của hộ nông dân

động vào mục đích phát triển kinh tế xã hội, có thể coi nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của một nước, ở mức độ lớn phụ thuộc vào khả năng khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Trong phạm vi của một quốc gia, việc xem xét nguồn lực ở hai dạng là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội nhân văn. Tuy nhiên trong phạm vi đánh giá là hộ nông dân - hộ là đơn vị kinh tế nhỏ của nền kinh tế, kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường bởi các nguồn lực chủ yếu đó là: đất đai, lao động và tiền vốn.

a. Nguồn lực đất đai: Đất đai là đặc điểm phân biệt hộ nông dân với những

người lao động khác. Khi tiến hành nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Hộ gia đình là nơi thể hiện rõ nhất của việc sử dụng các nguồn lực, vì hộ tiến hành các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nhằm duy trì cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế.

Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai là điều tất yếu, đặc biệt dưới Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nguồn lực đất đai của hộ nông dân tại thị xã Từ Sơn có xu hướng ngày càng thu hẹp.

Bảng 4.9: Nguồn lực đất đai của các hộ ở thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2016 Năm 2016 so với 2011 Tỷ lệ (%)

Nguồn lực đất đai của hộ

- Đất sản xuất nông nghiệp ha 3113,84 2987,32 -126,52 4,23

- Đất ở ha 723,15 817,22 94,07 11,51

- Số hộ hộ 31562 36368 4.806 13,21

Bình quân diện tích đất sản

xuất nông nghiệp/hộ m

2 1030,54 756,56 -273,98 36,21 Bình quân diện tích đất ở/hộ m2 229,12 224,71 -4,41 1,96

Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Từ Sơn 2011, 2016

Qua bảng 4.9 về nguồn lực đất đai của hộ nông dân gồm có đất sản xuất nông nghiệp và đất ở, trong khi nguồn lực đất sản xuất nông nghiệp có vai trò là tư liệu sản xuất quan trọng trong sinh kế của hộ nông dân, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2016, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại là 2.751,45 ha giảm 501,13 ha so với năm 2011, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ giảm từ

1030,54 m2 năm 2011 xuống còn 756,56 m2 năm 2016 do việc chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Diện tích đất ở năm 2016 (gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị) là 817,22 ha tăng 94,07 ha, bình quân diện tích đất ở cũng có chiều hướng giảm dần do xu hướng tách hộ gia đình hình thành các hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, phù hợp hơn với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay dưới Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, bình quân đất ở/hộ năm 2016 là 224,71 m2 giảm 4,41 m2 /hộ so với năm 2011.

b. Nguồn lực về tiền vốn: Nguồn vốn thể hiện rõ khả năng đầu tư của hộ

gia đình cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài yếu tố tự nhiên sẵn có như đất đai, vốn sẽ góp phần cho việc sử dụng và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực lao động và đất đai. Nguồn vốn bao gồm tiền mặt tích lũy và vốn vay.

- Tiền mặt tích lũy của nông hộ: Vốn tiền mặt đối với hộ nông dân là rất quan trọng, đây là nguồn vốn để nông hộ trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, vốn tiền mặt tích lũy của hộ nông dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)