Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của Thị xã Tù Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 59 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn có ảnh hưởng đến

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của Thị xã Tù Sơn

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 6.438USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 15%.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, Thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng cơ bản chiếm 80,9%; Dịch vụ chiếm: 17,4% và Nông nghiệp chiếm 1,7% năm 2016.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, thị xã đã triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Thị xã đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Theo đó, bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, bảo quản và chế biến; nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Cùng với đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi: Trồng trọt 31%; chăn nuôi - thủy sản 61%; dịch vụ 8% (năm 2011 là: 34,8% - 59,3% - 5,9%). Đến nay, thị xã có 23 trang trại chăn nuôi và 153 gia trại chăn nuôi theo mô hình tập trung.

a) Ngành trồng trọt

Lương thực vẫn là cây chủ lực của Từ Sơn, trong đó chủ yếu là lúa. Tổng diện tích gieo trồng toàn thị xã là 2.376 ha, trong đó diện tích lúa là 2137 ha, cây màu 239 ha. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cụ thể cây lúa đầu năm 2016 đạt >56 tạ/ha.

b) Ngành chăn nuôi

Trong những năm qua, chăn nuôi có bước phát triển khá so với kỳ trước đây. Đàn lợn và đàn gia cầm tăng ổn định về số lượng và sản lượng, đến nay đàn lợn có 30 nghìn con, đàn gia cầm có khoảng >500 nghìn con, riêng đàn trâu, bò giảm rất nhanh và số lượng còn rất thấp vì không có nhu cầu sức kéo.

c) Thủy sản

Thủy sản được đầu tư phát triển mạnh cả quy mô, hình thức khai thác, đã có nhiều mô hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng được mở rộng, một số khu vực kết hợp với các loại dịch vụ làm cho thu nhập của người sử dụng đất của thị xã ngày cang tăng.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong năm năm qua, thực hiện dự án khu công nghiệp tập trung của Tỉnh và hình thành các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề của Thị xã, với vị trí địa lý là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn Thị xã có sự chuyển biến tích cực. Theo đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng so với năm 2011, một số ngành thế mạnh vẫn được giữ mạnh và có bước phát triển.

Trên địa bàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, với tổng diện tích 156,78ha, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề với diện tích 54ha. Với truyền thống yêu lao động, năng động trong sản xuất, kinh doanh, các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khu vực làng nghề đã chủ động thay đổi mẫu mã, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất, nên số doanh nghiệp tăng từ 537 cơ sở năm 2011, lên 910 cơ sở năm 2016. Hằng năm, doanh thu từ chính từ các cụm công nghiệp chiếm hơn 70% tổng doanh thu của địa phương. Theo Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn Nguyễn Xuân Thanh: Nghề mộc, đồ gỗ mỹ nghệ với các thương hiệu Phù Khê, Đồng Kỵ được biết đến không chỉ thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Hầu hết những

hộ làm nghề đều có sự gắn kết, hàng hóa sản xuất bán theo giá chung của thị trường và sản xuất ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó nên đa số các hộ làm nghề đều có đời sống kinh tế khá. Bên cạnh thế mạnh về làng nghề, trong những năm qua, Từ Sơn là một trong những địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của tỉnh. Theo đó, các khu công nghiệp được quy hoạch, phát triển theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia, điển hình là khu công nghiệp VSIP. Theo đó, cơ cấu kinh tế của thị xã đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 78,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Quy mô công nghiệp tăng nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, công nghiệp hỗ trợ đã hình thành, là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ làm chủ đạo đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hang hóa. Các ngành thương mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ đạt 457 tỷ đồng tăng với cùng kỳ năm 2016.

Thương mại, dịch vụ đang có nhiều cố gắng vươn lên để trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn trong công việc tạo ra thu nhập của kinh tế khu vực dịch vụ, một số ngành chủ yếu là vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng,… phát triển mạnh và khá nhanh trong những năm qua. Hoạt động có nhiểu chuyển biến, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn đươc nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong các ngành dịch vụ.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số của thị xã Từ Sơn đến năm 2016 là 157.331 người, mật độ dân số 6894,56 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong thị xã tập trung nhiều nhất ở phường trung tâm và các xã ngoại thành mật độ dân số sẽ thấp hơn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,14%, giảm 0,31% so với năm 2011.

trình quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ để khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn Thị xã.

b. Lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê toàn thị xã có 75.840 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 29.985 người chiếm 39,54% tổng số lao động; lao động côngnghiệp khoảng 23.578 người chiếm 31,08% tổng số lao động, lao động dịch vụ là 14.137 người, chiếm 18,64%, lao động trong các ngành khác là 8.140 người, chiếm 10,74%.

Nhìn chung nền kinh tế của thị xã phát triển khá mạnh, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày cang cao. Chất lượng lao động ngày càng cao, tuy nhiên tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống của một bộ phận dân cư còn thấp.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

+ Giao thông liên tuyến:

- Đường sắt : Tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc đi qua Từ Sơn dài khoảng 6km nằm song song với đường tỉnh lộ 295B, cách đường tỉnh lộ 295B đoạn khoảng 40  60m chia Từ Sơn thành 2 khu vực Bắc và Nam. Tại thị xã Từ Sơn có ga đường sắt nằm tại trung tâm Thị xã có chiều dài ga 500m rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá phát triển kinh tế cho khu vực phía Bắc cửa khẩu Lạng Sơn.

- Đường Bộ: thị xã Từ Sơn có 2 tuyến đường bộ quốc gia đi qua

+ Tuyến đường tỉnh lộ 295B - Lạng Sơn có mặt cắt đường rộng 7,5m 12m đi qua Từ Sơn dài khoảng 8km.

+ Tuyến đường 1B mới Hà Nội - Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, tuyến đường này chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua Từ Sơn dài

khoảng 5km cách đường quốc lộ 1A một khoảng từ 1,7km  2,2km. Tuyến quốc lộ 1B qua Từ Sơn giao cắt khác cốt với 2 đường tỉnh lộ 271 và 295 bằng cầu vượt.

+ Đường tỉnh lộ 295 nằm phía Đông Bắc Từ Sơn, đoạn qua Thị xã dài khoảng 8km từ Yên Phong đi Phật Tích. Tuyến đường này đang được mở rộng đoạn từ quốc lộ 1A đến chân cầu vượt sang khu Đồng Xép dài khoảng 2km.

+ Đường tỉnh lộ 271 Phù Khê đi Phù Chẩn đoạn qua Thị xã dài khoảng 5 - 6km. Đoạn đường tỉnh lộ 295B đến đền Đô dài 920m là trục đường trung tâm Thị xã.

+ Giao thông đô thị và nông thôn

Tại khu vực trung tâm Thị xã có 1 số tuyến đường nhánh đã được hoàn thành gồm các đường HN1, HN2, HN5, HN6 có mặt cắt đường rộng 17,5m và đường 21,5m, tổng chiều dài các tuyến đường đã thi công khoảng 2km và các tuyến đường nhựa trong các khu dân cư trung tâm Thị xã khoảng 2km.

Nhìn chung mạng lưới giao thông của khu vực Từ Sơn, phát triển mạnh, tỷ lệ giao thông chiếm tỷ lệ cao so với các khu vực khác. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị.

b. Thuỷ lợi

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của thị xã đã được làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: Tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng …

Theo số liệu thống kê toàn thị xã hiện có khoảng 20 trạm bơm tưới tiêu do Nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng, với tổng số 70 máy và tổng công suất 143.000m2/h các loại đảm bảo tưới, tiêu. Hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh: toàn Thị xã có 65 km kênh tiêu và 220 km kênh tưới. Đến năm 2011 đã cứng hoá được 100 km kênh tưới loại 3 và nội đồng đạt 60%.

c. Bưu chính viễn thông

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, thu nhập dân cư tăng, giao dịch làm ăn kinh tế ngày càng nhiều nên nhu cầu thông tin liên lạc trong sản xuất kinh doanh và đời sống tăng mạnh. Năm 2001 toàn Thị xã có 8.452 máy điện thoại cố định, bình quân là 7 máy điện thoại trên 100 dân, đến năm 2005 đã tăng lên 13 máy trên 100 dân và đến nay toàn Thị xã tỷ lệ bình quân hộ sử dụng điện thoại và

điện thoại di động đạt khá cao.

d. Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được chính quyền và các ban ngành đoàn thể Thị xã hết sức quan tâm. Đội ngũ giáo viên ổn định và từng bước được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, quy mô các cấp học, cơ cấu học sinh, hệ thống giáo dục được quản lý chặt chẽ và tương đối phát triển. Kết quả đạt được năm 2016 ở các cấp học như sau:

- Giáo dục mầm non: Các thôn xóm đã tích cực vận động và tuyên truyền gia đình tác dụng của việc đưa trẻ đến độ tuổi đi học mẫu giáo.

- Giáo dục phổ thông: Quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm và tiến tới ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu của học sinh đến trường. Trung học cơ sở và trung học phổ thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của học sinh đến trường, tuyển 100% học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học vào lớp 6, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học đạt 100%.

+ Giáo dục thường xuyên: Trung tâm GDTX Thị xã đã tổ chức dạy trung học phổ thông cho các học sinh, hướng nghiệp và dạy nghề cho khoảng 5.000 học sinh.

Do quy mô cấp học, cơ cấu hợp lý nên chất lượng giáo dục được nâng dần qua các năm học. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và tăng cường. Loại hình nhà trẻ và nhà mẫu giáo công lập ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Số lớp học và số học sinh mẫu giáo năm sau tăng hơn năm trước. Tuy nhiên trong thời gian tới cần củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo việc dạy và học được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)