Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 47 - 49)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.7. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của người dân

Trong quá trình đô thị hoá, cùng với việc tăng dân số đô thị là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên góc độ dân số và lao động, đô thị hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị, họ bị mất phần lớn ruộng đất canh tác. Với số tiền được Nhà nước đền bù, họ dùng để tạo nghề mới, xây dựng nơi cư trú mới,… và đã làm cho cuộc sống của họ thay đổi dần với một nguồn thu nhập mới. Khi chuyển đổi sang các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, nhìn chung thu nhập của người dân được tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố đã làm cho tốc độ tăng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi nghề nghiệp rất khác nhau. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng rõ rệt.

nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về khoảng cách thu nhập giữa nhóm tiền lương cao với mức trung bình tại Hà Nội là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng), tại Tp.HCM là 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng).

Từ góc nhìn của một nhà quản lý, ông Hoàng Minh Hào, Vụ Tiền lương - Tiền công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhìn nhận vấn đề chênh lệch thu nhập điều kiện nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường là điều khó tránh khỏi. Có ba nguyên nhân khiến cho chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao động ngày càng lớn:

- Thứ nhất, việc trả lương đã không còn bị bó buộc bởi các quy định, định

mức như trước đây. Rõ ràng trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hiện nay việc chi trả cho một bộ phận người lao động có trình độ cao, hay các vị trí quản lý chủ chốt, có kinh nghiệm, quan hệ rộng… không căn cứ trên hệ thống thang, bảng lương mà được tính bằng hiệu quả công việc đem lại cho doanh nghiệp.

- Thứ hai, thỏa thuận mức lương đã theo quy luật cung cầu về lao động.

Các vị trí lao động giản đơn, lao động phổ thông hiện có lượng cung lớn, ngoài nguồn bổ sung hàng năm vẫn tăng của lực lượng lao động, một bộ phần chuyển dịch của lao động nông nghiệp mất đất sang các lĩnh vực công nghiệp. Thêm vào đó, việc sắp xếp lại lao động để tạo hiệu quả trong điều hành doanh nghiệp trong thời gian qua cũng trả lại thị trường lao động một lượng nhân lực lớn, làm gia tăng nguồn cung mà đặc biệt là lao động giản đơn. Trong khi đó, các vị trí điều hành cần kinh nghiệm và chuyên môn sâu thì nguồn cung ngày càng thiếu hụt.

- Thứ ba, mức lương chịu tác động bởi biến động nhân lực của từng ngành.

Trong thời gian qua, các ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phát triển mạnh, nhu cầu lao động tăng nhanh khiến cạnh tranh thu hút lao động lớn. Trong ngành này, ngay cả lao động có thời gian đào tạo không lâu, trình độ hạn chế vẫn được trả mức lương khá cao. Các vị trí quản lý, điều hành luôn được mời chào với mức lương cao hơn nhiều so với vị trí tương đương tại các ngành khác.

Để thu hút được người tài, đặc biệt là cho những vị trí chủ chốt, mức lương được nhiều doanh nghiệp đẩy lên rất cao. Trường hợp để kéo được nhân lực từ các doanh nghiệp khác, người sử dụng lao động còn phải đưa ra các mức lương vượt quá mặt bằng chung và kèm theo nhiều điều kiện ưu đãi khác. Chính việc này đã liên tục tạo nên mặt bằng chi trả lương mới trong một số ngành thiếu

nhân lực trình độ cao. Trái lại, các ngành như dệt may, chế biến thủy sản… nguồn cung lớn, lợi nhuận theo đầu người lại không cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vì thế, mức lương không tăng, hoặc tăng không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)