Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 51)

3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở diễn biến của quá trình đô thị hóa, sự biến động sử dụng đất tại 3 xã, phường đang có sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất đô thị, đất khu công nghiệp, dịch vụ. Trong thị xã Từ Sơn chọn 3 xã, phường đang có sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp-dịch vụ và đất khu đô thị với diện tích nhiều nhất là ở 3 xã, phường (xã Phù Chẩn, Phường Tân Hồng, Phường

Đông Ngàn) bởi tốc độ đô thị hóa của 3 xã, phường này cao hơn xã, phường khác

trong Thị xã Từ Sơn. Cùng với khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp-đô thị -dịch vụ Hanaka; Khu đô thị Tân Hồng-Đồng Nguyên; Khu dân cư dịch vụ Yên Lã; Dương Lôi, Trung Hoà; Khu dân cư dịch vụ Phù Chẩn; Khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ VSIP; Khu đô thị Thiên Đức)…, góp phần thay đổi cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của Thị xã Từ Sơn, làm thay đổi quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá của Thị xã Từ Sơn.

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Thống kê, phòng Tài chính-Kế hoạch của Thị xã Từ Sơn.

- Thu thập các số liệu về hiện trạng và biến động sử dụng đất, danh mục các dự án liên quan đến phát triển đô thị tại Thị xã Từ Sơn trong giai đoạn 2011-2016.

+ Thu thập các số liệu liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp tại phòng Tài nguyên và Môi trường của Thị xã trong giai đoạn năm 2011-2016.

+ Thu thập các số liệu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của Thị xã tại phòng Tài nguyên và Môi trường của Thị xã trong giai đoạn 2011-2016.

3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp sơ cấp tiến hành xử lý các số liệu điều tra theo các phiếu phỏng vấn nông hô. Trên địa bàn các phường, xã (Tân Hồng, Đông Ngàn và Phù Chẩn) theo chọn điểm nghiên cứu. Đề tài xác định dung lượng mẫu điều tra theo phương pháp chọn ngẫu nhiên 90 hộ gia đình (trong 3 xã/phường nghiên cứu). 90 hộ gia đình điều tra có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đô thị hoá (các hộ này bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (mỗi xã/phường điều tra 30 hộ gia đình) bằng các bảng câu hỏi sẵn trong phiếu điều tra (Chi tiết ở phần phụ lục).

Phường Tân Hồng: 30 phiếu; phường Đông Ngàn: 30 phiếu; xã Phù Chẩn: 30 phiếu, điều tra theo các tiêu chísau:

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của đô thị hóa;

+ Đều bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích đất đô thị, đất khu công nghiệp-dịch vụ;

+ Tình hình ngành nghề phụ của hộ gia đình sau khi mất đất nông nghiệp; + Đời sống/Thu nhập/việc làm của nông hộ;

+ Mức độ thay đổi cuộc sống của nông hộ sau khi bị thu hồi đất; + Kinh tế của hộ gia đình với quá trình đô thị hoá

+ Ý kiến của nông hộ về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp;

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả và số liệu điều tra. Sử dụng phần mềm MicroStation để xây dựng bản đồ khu vực nghiên cứu và bản đồ khu vực vị trí điều tra. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.

3.5.5. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng của đô thị hoá

- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình biến động đất đai trong giai đoạn 2011-2016, đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

- So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, việc làm dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá.

dưới ảnh hưởng của đô thị hoá.

- So sánh sự thay đổi ngành nghề của hộ gia đình trước và sau khi đô thị hoá - So sánh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội giữa năm 2016 và năm 2011 để thấy được sự thay đổi về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn Thị xã Từ Sơn.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm của hộ nông dân tại Thị xã Từ Sơn

Nhu cầu lương thực, thực phẩm Nhu cầu phát triển công nghiêp Nhu cầu nhà ở, đất ở Nhu cầu khác ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẤT CÔNG NGHIỆP ĐẤT KHU ĐÔ THỊ ĐẤT TM DV ĐẤT DỊCH VỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP- ĐỜI SỐNG

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

- Yêu cầu rút gọn, lược bỏ bớt mục 4.1 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 6.108,87 ha, bao gồm 5 xã và 7 phường. Toạ độ địa lý của thị xã nằm trong khoảng: Từ 21005’50” đến 21010’05” độ vĩ bắc. Từ 105056’00” đến 106000’00” độ kinh đông. Nằm giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội - Phía Đông: giáp huyện Tiên Du

- Phía Tây: giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - Thành phố Hà Nội

Thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 07 phường

(Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Châu Khê, Tân Hồng, Đình Bảng)

và 05 xã (Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Khê, Phù Chẩn).

- Có Quốc lộ 1B và tỉnh lộ 295B (trước đây là Quốc lộ 1A cũ) và đường sắt nối liền với TP.Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp tỉnh lộ 287 nối liền tỉnh lộ với QL38 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài

- Hệ thống các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cùng với hệ thống các tuyến đường của thị xã hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.

Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hoá lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hoá: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Chùa Tiêu, Chùa Ứng Tâm... Từ Sơn còn là Thị xã có các làng nghề truyền thống như: nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang…

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đô thị, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.

Địa bàn thị xã nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Về địa giới hành chính: phía bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới, phía đông giáp huyện Tiên Du; phía tây và nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

4.1.1.2. Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Từ Sơn tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong Thị xã đều có độ dốc<30. Địa hình có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của Thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

4.1.1.3. Khí hậu

Đặc điểm địa chất thị xã Từ Sơn tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Từ Sơn mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackêi - palêzôi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Cấu trúc địa chất Từ Sơn tuyệt đại đa số nằm trong cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, bề dầy trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc

4.1.1.4. Thuỷ văn

Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C. Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1671,9 giờ.

Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).

Nhìn chung Từ Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính và được mô tả như sau:

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông (Pb): Có diện tích 20 ha chiếm

0,33% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ngoài đê dọc theo sông Ngũ huyện Khê, tập trung tại các xã Hương Mạc, Tam Sơn. Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại.

- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): Có diện tích

851,5 ha chiếm 13,87% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Phù Chẩn, Tương Giang, Tam Sơn. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.

- Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg): Diện tích 2.238,58 ha

chiếm 36,46% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã, phường trong thị xã, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện

pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông.

- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Pf): Diện tích

703,2 ha chiếm 11,45% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động.

- Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 306,5 ha chiếm 4,98% tổng diện

tích đất tự nhiên, phân bố ở xã Phù Chẩn là chủ yếu. Loại đất này ở địa hình thấp nhất (trũng) thường bị úng nước sau khi mưa.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): Diện tích tự nhiên 49 ha chiếm

0,80% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Tân Hồng, Phù Chẩn. Đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, cần có biện pháp cải tạo nâng cao đô phì nhiêu cho đất, đặc biệt là bón phân chuồng để cải tạo kết cấu đất.

- Đất xám bạc màu gley (Bg): Diện tích 25 ha, chiếm 0,41% tổng diện tích

đất tự nhiên phân bố ở Tân Hồng.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp): Diện tích 4,3 ha chiếm 0,07% tổng diện

tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Tương Giang (Núi Tiêu). Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống trọc để cải thiện môi trường đất.

+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâmcanh lúa, và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, dễ làm, thoát nước tốt). + Về hoá tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. Đạm tổng số khá đến giàu. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S …

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ huyện Khê, ngòi Ba Xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện Yên Phong. Đoạn sông Ngũ huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ Châu Khê qua Hương Mạc, Tam Sơn rồi chảy sang huyệnYên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê là con sông chịu tiếp nhận nước thải từ các làng nghề nhất trên địa bàn tỉnh. Ước tính tổng lượng nước thải xả xuống dòng sông là

20.000(m3/ngày), chất lượng nước thải đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dòng sông trở thành một mương thoát nước thải của làng nghề. Đến nay, người dân hai bên bờ không còn sử dụng nước sông vào sinh hoạt nữa.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong Thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2 - 5 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

c) Tài nguyên nhân văn

Thị xã Từ Sơn là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là Thị xã có bản sắc văn hóa đa dạng. Người dân trong Thị xã có truyền thống cách mạng: cần cù, chịu khó, đoàn kết, có ý chí vươn lên ... Với tài nguyên nhân văn như trên, trong quy hoạch sử dụng đất đai cần chú ý quan tâm đến tập quán, quan hệ làng xóm để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng cho phù hợp đồng thời cũng phải dành đất cho việc nâng cấp, mở rộng các công trình văn hóa trên địa bàn Thị xã nhằm khai thác triệt để tiềm năng này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã trong thời gian tới.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Cảnh quan môi trường thị xã Từ Sơn mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.

Trong vài năm gần đây lượng khí thải do các cơ sở sản xuất, các làng nghề, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)