Xuất một số giải pháp đối với quá trình đô thị hóa đến đời sống,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 98 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. xuất một số giải pháp đối với quá trình đô thị hóa đến đời sống,

HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN

4.5.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo quy hoạch sử dụng đất của Thị xã Từ Sơn, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm 1để cho phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Do vậy, cần phải có phương án quy hoạch phù hợp để quy mô sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới mà không cần quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn. Quy hoạch quỹ đất nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời xác định rõ quỹ đất phân bổ cho từng mục đích cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Để đảm bảo quá trình đô thị hóa không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của Thị xã Từ Sơn (giảm diện tích thì phải tăng năng suất, chất lượng...) ngoài ấn đề sử dụng đất nông nghiệp, cần xây dựng quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị, các dự án xây dựng và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao. Nội dung các phương án quy hoạch phải được xây dựng thống nhất và được công bố quy hoạch công khai kỳ đầu và kỳ cuối để hộ dân định hướng trong sử dụng đất để người dân ở các xã phường trên địa bàn Thị xã Tù Sơn chủ động trong sản xuất nông nghiệp.

4.5.2. Giải pháp về chính sách đất đai

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thị xã Từ Sơn làm cho diện tích của đất nông nghiệp của Thị xã bị thu hẹp, đây cũng là xu thế tất yếu với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó, cần phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung đầu tư một số mô hình sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả gắn với phát triển dịch vụ tạo hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Duy trì và phát triển mô hình sản xuất tại các xã, phường của Thị xã Từ Sơn.

Hoàn thiện một số chính sách về kinh tế như chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động; chính sách đối với các dự án

đầu tư thu hút nhiều lao động tại chỗ; chính sách khuyến khích người lao động học tập để thích nghi với thị trường lao động.

Ưu tiên sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân tại các xã, phường có đất bị thu hồi.

4.5.3. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm

Do diện tích đất nông nghiệp của người dân ngày càng bị thu hẹp nên phải khuyến khích các hộ nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, mô hình không cần quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn.

Đào tạo nghề thông qua việc xây dựng và đầu tư cho trung tâm đào tạo nghề của Thị xã Từ Sơn để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

Đối với xã Phù Chẩn khuyến khích người dân phát triển các ngành nghề khác như trồng cây cảnh, mộc xuất khẩu...

Đối với các phường Đông Ngàn, Tân Hồng làm mộc, mây tre đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương vì vậy ta phải tiếp tục đầu tư và nhân rộng mô hình giúp người dân phát triển kinh tế. Ngoài ra còn phải hỗ trợ các hộ mất đất sản xuất nông nghiệp còn chuyển sang các ngành nghề khác để người dân có việc làm đem lại thu nhập cao.

4.5.4. Giải pháp bảo vệ môi trường

Từ kết quả nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Từ Sơn đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí, khói bụi, môi trường nước, đây là một thực tế trong quá trình đô thị hoá tại Thị xã Từ Sơn trong những năm qua. Chính vì vậy, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân và doanh nghiệp trên hệ thống loa truyền thanh về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Đối với việc xử lý nước thải và nước mặt: đối với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất cần có biện pháp bắt buộc về xử lý nước thải. Đối với các khu dân cư, hệ thống thoát nước của các khu vực này cần thiết kế tách riêng với hệ thống nước mưa.

- Đối với nguồn nước ngầm: cần xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những trường hợp đổ chất thải, rác thải ô nhiễm xuống lòng đất. Việc khai thác nguồn nước ngầm cũng phải từng bước đưa vào quản lý và thực hiện theo quy hoạch tránh tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, gây cạn kiệt nguồn nước.

- Đối với vấn đề rác thải: Đối với các loại rác thải công nghiệp độc hại cần phải tách khỏi các rác thải công nghiệp thông thường và được xử lý theo các yêu cầu riêng phù hợp với từng loại rác thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)