Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 45 - 47)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất

Đô thị hóa luôn gắn liền với công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên đòi hỏi phải sử dụng một diện tích đất lớn làm không gian thực hiện để xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ, khu dân cư, kết cấu hạ tầng,... Điều này

có nghĩa là phải thu hẹp một phần diện tích đất từ các mục đích sử dụng khác đến phục vụ cho mục đích sử dụng này trong đó chủ yếu là từ quỹ đất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến cả về mặt số lượng và chất lượng đất nông nghiệp. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu.

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam đã và đang góp phần làm thu nhỏ diện tích “bờ xôi ruộng mật ” của người nông dân nói riêng và quốc gia nói chung. Tại hội thảo An ninh lương thực diễn ra do Bộ NNPTNT và Viện chính sách lương thực quốc tế IFPRI tổ chức, những ý kiến của ông Suresh Babu, Giám đốc chương trình IFPRI diện tích đất trồng lúa đã thu nhỏ dần từ 4,47 triệu ha vào năm 2000 xuống còn 4,1 triệu ha. Tính trung bình mỗi năm nước ta mất 59.000 ha diện tích đất lúa. Việc biến mất của mỗi ha đất trồng lúa có thể ảnh hưởng đến từ 10-13 lao động. Hậu quả là khoảng 53% hộ dân bị lấy mất đất trồng lúa thiệt hại về tài chính, trong đó có 34% hộ đã nhìn thấy mức sống bị giảm sút đáng kể.. Để gìn giữ đất đai phục vụ cho nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu ngay từ hôm nay rất cần có những việc cần làm ngay.

Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh, từ đó cho thấy nhu cầu về nhà ở của người dân đô thị là vô cùng lớn, kéo theo đó là giá đất tăng lên nhanh và có sự chênh lệch lớn giữa giá đất nông nghiệp và đất ở. Theo ông Nguyễn Đăng Quý, một đại biểu tham dự hội thảo An ninh lương thực nói trên cho rằng giá đất ở đô thị Việt Nam hiện nay quá cao so với khu vực và thế giới và thậm chí còn cao hơn cả một số nước có giá bất động sản cao vào loại nhất, nhì thế giới như Nhật Bản - mà nguyên nhân chính lại là do quá trình đô thị hoá quá nhanh.

Đô thị hoá làm tăng tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp vừa công bố kết quả điều tra khảo sát về tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn. Kết quả cho thấy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta bị coi là bất hợp pháp, nhưng vẫn có tới gần 3,8% số người được phỏng vấn đã trả lời là đã từng bán đất trong giai đoạn từ 1980 - 1988. Các giai đoạn tiếp theo, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta cứ tăng dần theo tỷ lệ: 4,67% (giai đoạn 1998 - 2003) và từ năm 2003 đến nay đã lên tới 6,22%. Vùng có số hộ

chuyển nhượng đất cao nhất là Đông Nam Bộ (hơn 48%), Tây Nguyên (41%), đồng bằng sông Cửu Long (32%) và tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng.

Nguyên nhân chính để người dân vùng nông thôn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là do Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh nên họ bị thu hồi đất; đồng thời họ cũng rất cần tiền đầu tư cho sản xuất (làm trang trại, mua sắm máy móc...), chuyển sang làm việc khác, để trả nợ, xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng gia đình...

Đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên, thúc đẩy giá đất tăng cao cũng sẽ là một nguyên nhân làm nảy sinh các vụ việc khiếu kiện, tố cáo, tranh chấp về đất đai ngày một phức tạp hơn như: khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai; việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước; tranh chấp các tài sản trên mặt đất;

Đô thị hóa đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, để đảm bảo nguồn thu cho cuộc sống và tăng cường năng suất cây trồng họ đã trở thành người có trách nhiệm hơn trong việc cải tạo và quản lý đất của mình. Tuy nhiên, vì thiếu sự hiểu biết và quá chú trọng tới lợi ích trước mắt nên đã làm cho việc sử dụng đất thiếu bền vững. Việc sử dụng các hóa chất để cải tạo đất và diệt trừ sâu bệnh đã làm cho diện tích đất sản xuất bị ô nhiễm, bạc màu khó khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)