Khái niệm và vai trò phát triển của côngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 25 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị và phát triển côngnghiệp

2.1.2. Khái niệm và vai trò phát triển của côngnghiệp

2.1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp

Hiện nay có một số khái niệm về KCN như sau:

1. KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở... Về thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata (Indonesia) các công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số nước Tây Âu (Trần Ngọc Hưng, 2004)

2. KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan..., khu vực lãnh thổ Đài Loan (Trần Ngọc Hưng, 2004).

3. Theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất, đây có thể nói là khái niệm cơ bản và đầu tiên của Việt Nam về KCN, tiếp đó tại Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Điều này có nghĩa quan niệm KCN ở Việt Nam chỉ là phần diện tích đất đai dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho thuê. Tất cả các công trình phúc lợi xã hội ngoài hàng rào và gần KCN không nằm trong khái niệm này. Từ những quan niệm như vậy mà công tác quy hoạch KCN, KCX mới chỉ quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Về thực chất, đây là quá trình tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh vào thành KCN, chưa tính đến một quy hoạch tổng thể gắn KCN với việc hình thành các cụm công nghiệp, hình thành các đô thị công nghiệp gắn phát triển KCN cùng với phong tục, truyền thống, văn hóa dân tộc của người Việt Nam.

Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 164/2014/NĐ-CP ngày 12/11/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế, đây là Văn bản pháp quy mới nhất có nêu đến Khái niệm về KCN, theo đó: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này (Chính phủ, 2014, Nghị định số 164/2014/NĐ-CP). Như vậy, xét về bản chất các định nghĩa không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên do yêu cầu của từng thời kỳ của phát triển kinh tế cũng như các quan điểm khác nhau trong định hướng vĩ mô thì cũng các định nghĩa này cũng có những điểm khác nhau.

2.1.2.2. Nguyên tắc và vai trò phát triển của khu công nghiệp

Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của công đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do đó, phát triển và phân bố các KCN được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp điện, cấp nước và thải nước. Xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả và phát triển bền vững lâu dài, có đủ mặt bằng để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nền văn minh công nghiệp, hậu công nghiệp của thế giới;

- Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc trực tiếp với nguồn nguyên liệu. Đôi khi do cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản nguyên liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả;

- Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp;

- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và nước ngoài;

- Tiết kiệm tối đa đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng trọt trong việc sử dụng đất để xây dựng KCN;

- Kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn;

Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các KCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Với các mục tiêu cụ thể, KCN có những vai trò sau:

- Thu hút và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, góp phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước;

- Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh manh mún, phân tán và tự phát góp phần tiết kiệm đất đai, sử dụng có hiệu quả ngồn vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất;

- KCN là hình thức hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu qủa, nhất ở các nước đang phát triển so với thực tế về giá nhân công ở các khu vực dư thừa về lao động khác;

- Du nhập các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài để tránh bị tụt hậu về kinh tế nhất là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh trên thị trường hàng xuất khẩu;

- Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và tác động lan toả tích cực trong việc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn;

- Có điều kiện thuận lợi trong kiểm soát, bảo vệ và xử lý sự cố môi trường. KCN là địa điểm tốt nhất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, thành phố lớn phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững;

- KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia, KCN là nơi thử nghiệm các chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại và thường thể hiện xu hướng của chính sách đối ngoại của toàn bộ nền kinh tế;

- KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân. KCN sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển ở những vùng lân cận và các vùng khác của đất nước;

Qua các vai trò KCN nêu trên cho ta thấy sự khác biệt và nổi trội cả về chất và lượng của hình thức KCN so với cụm công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp độc lập phân tán được thể hiện qua các tiêu chí tác động của nó như sau:

- Đối với các nhà đầu tư vào KCN: Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội sẵn có, nhà đầu tư vào KCN có thể xây dựng được nhà máy, xí nghiệp của mình một cách nhanh chóng, trong khi đó nếu đầu tư ngoài KCN nhà đầu tư sẽ mất thời gian và tài chính trong quá trình Bồi thường - GPMB, đặc biệt là thời gian và các thủ tục trong quá trình kết nối các đầu mối kỹ thuật cho sản xuất như: điện, nước, viễn thông, giao thông;

- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Khi các dự án có công nghệ hiện đại đòi hỏi chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức độ cao nên khi đầu tư ngoài KCN khó có thể đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, hầu hết các dự án sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các KCN;

- Về cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý bằng các Ban quản lý KCN trong các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục trong sản xuất như: xuất nhập khẩu vật tư, thủ tục

thuế, hải quan, tuyển dụng và đào tạo lao động so với các doanh nghiệp đầu tư ngoài KCN;

- Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô việc xây dựng KCN theo quy hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược thương mại quốc tế,... tạo được bước đi phù hợp với khả năng của đất nước về tài chính, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng của từng thời kỳ, đảm bảo phân bố lực lượng sản xuất trên lãnh thổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái, đây cũng là bài học được rút ra từ thời kỳ phát triển các cụm công nghiệp Việt Trì, Đông Anh của những năm 60, 70 của thế kỷ trước và hiện nay vẫn chưa thể khắc phục được hoàn toàn;

- Đối với phát triển KT-XH vùng: trên cơ sở lợi thế vùng, xây dựng KCN vừa khai thác lợi thế của vùng vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển KCN là phát triển công nghiệp theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực khác, hình thành đô thị mới, thực hiện văn minh, tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị. Phát triển KCN là giải pháp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng;

- Đối với hội nhập kinh tế quốc tế: Như đã phân tích ở trên, hàng hoá trong KCN một mặt cung cấp thị trường nội địa để đảm bảo đủ sức cạnh tranh và ngăn chặn hàng nhập lậu từ các nước khác, mặt khác KCN là khu sản xuất hàng hoá xuất khẩu (thường chiếm 65% - 70% tổng doanh số hàng hoá do KCN sản xuất ra) được coi là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)