Nguồn lực đất đai của các hộ ở thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 81 - 83)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2016 Năm 2016 so với 2011 Tỷ lệ (%)

Nguồn lực đất đai của hộ

- Đất sản xuất nông nghiệp ha 3113,84 2987,32 -126,52 4,23

- Đất ở ha 723,15 817,22 94,07 11,51

- Số hộ hộ 31562 36368 4.806 13,21

Bình quân diện tích đất sản

xuất nông nghiệp/hộ m

2 1030,54 756,56 -273,98 36,21 Bình quân diện tích đất ở/hộ m2 229,12 224,71 -4,41 1,96

Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Từ Sơn 2011, 2016

Qua bảng 4.9 về nguồn lực đất đai của hộ nông dân gồm có đất sản xuất nông nghiệp và đất ở, trong khi nguồn lực đất sản xuất nông nghiệp có vai trò là tư liệu sản xuất quan trọng trong sinh kế của hộ nông dân, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2016, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại là 2.751,45 ha giảm 501,13 ha so với năm 2011, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ giảm từ

1030,54 m2 năm 2011 xuống còn 756,56 m2 năm 2016 do việc chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Diện tích đất ở năm 2016 (gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị) là 817,22 ha tăng 94,07 ha, bình quân diện tích đất ở cũng có chiều hướng giảm dần do xu hướng tách hộ gia đình hình thành các hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, phù hợp hơn với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay dưới Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, bình quân đất ở/hộ năm 2016 là 224,71 m2 giảm 4,41 m2 /hộ so với năm 2011.

b. Nguồn lực về tiền vốn: Nguồn vốn thể hiện rõ khả năng đầu tư của hộ

gia đình cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài yếu tố tự nhiên sẵn có như đất đai, vốn sẽ góp phần cho việc sử dụng và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực lao động và đất đai. Nguồn vốn bao gồm tiền mặt tích lũy và vốn vay.

- Tiền mặt tích lũy của nông hộ: Vốn tiền mặt đối với hộ nông dân là rất quan trọng, đây là nguồn vốn để nông hộ trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, vốn tiền mặt tích lũy của hộ nông dân trên địa bàn thị xã nhiều, do người dân bị thu hồi đất được bồi thường một khoản tiền lớn trong quá trình thực hiện các dự án khu đô thị, cải tạo chỉnh trang và nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã.

- Vốn vay của nông hộ: Ngoài lượng tiền mặt tích lũy hộ nông dân còn sử dụng thêm vốn vay. Mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là: chi phí học hành của con cái, đầu tư phát triển nghề mới như buôn bán nhỏ, dịch vụ,... Nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

4.4.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ nông dân

Yếu tố thu nhập của hộ nông dân bao gồm: thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp (lao động công chức nhà nước, công nhân, lao động hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp...). Yếu tố này sẽ phản ánh mức sống, mức độ tiêu dùng của người dân cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất. “Quyết định số 9/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2011 - 2011” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Theo đó hộ nghèo ở nông thôn có mức

thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520 nghìn đồng/người/tháng.

Căn cứ theo mức thu nhập bình quân/người/tháng và chuẩn hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và việc làm hộ nông dân tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2011 2016 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)