Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh năm 2019 của các hoạt động là do Sacombank Lào cũng đã đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động. Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2019, Sacombank Lào đã mở thêm nhiều chi nhánh, vào năm 2017, chuyển và đổi từ phòng giao dịch chợ sáng sang phòng giao dịch That Luang, đường Kum pheng meuang, Làng That Luang Tai, Quận Saysettha. Năm này, ngân hàng đã mở chi nhánh tại Savannakhet và chính thức mở dịch vụ đi vào hoạt động.
Với sự sẵn sàng về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý điều hành, cũng như các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mẹ (Sacombank), hiện tất cả các chi nhánh tại Lào đã cung cấp về sản phẩm dịch vụ tài chính. Sang năm 2019, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Lào (Sacombank Lào), đã tổ chức khai trương Chi nhánh Lan Xang tài tòa nhà số 044, đường Hengboun, Làng Hai Sok, huyện Chanthaburi, Thủ đô Viêng Chăn.
- Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2017-2019, nền kinh tế CHDCNC Lào cũng có nhiều điểm sáng tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,4%, tương đương 164.147 tỷ Kíp, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.683 USD ;GNI đạt 2.121 USD/người. Thêm vào đó, Chính phủ Lào đã ký sắc lệnh để khuyến khích đầu tư, lành mạnh hóa và tạo điều kiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tăng lên. Đồng thời người dân có công ăn việc làm, cuộc sống có phần dư dả hơn, từ đó tích lũy nhiều hơn, gửi tiết kiệm vào ngân hàng, là tiền đề cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
Với nền tảng thuận lợi đó, lại có lợi thế là một ngân hàng nước ngoài, có trình độ cũng như công nghệ tốt, Sacombank Lào cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã nỗ lực và đạt được thành tựu nhất định. Năm 2017 lợi nhuận ghi nhận được là 2.414 triệu lak, năm 2018 tăng nhẹ lên 2.554 triệu lak và năm 2019 là 3.053 triệu lak.
Mặc dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng thị trường ngân hàng tại CHDCND Lào cũng đang chịu nhiều sự cạnh tranh chính vì vậy, Sacombank Lào cũng cần quan tâm đến việc phát triển về quy mô nhưng đảm bảo chất lượng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, đẩy mạnh cho vay nhưng phải đảm bảo thu hồi được nợ.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO
2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Hiện nay, việc nhận dạng RRTD tại Sacombank Lào được thực hiện thep quy trình cụ thể được cụ thể hóa chi tiết trong Quy chế cho vay do Sacombank Lào ban hành. Theo đó, hoạt động nhận dạng RRTD được thực hiện theo trìn tự như sau:
Hàng quý, dấu hiệu rủi ro tín dụng được cập nhật theo trình tự :
Một là, các dấu hiệu rủi ro tín dụng được tập hợp, thống kê lại nếu xuất hiện trong quá trình tác nghiệp. Các bộ phận chịu trách nhiệm thống kê là cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng.
Hai là, sau khi có bản tổng hợp thống kê dấu hiệu rủi ro tín dụng, trưởng phòng tín dụng thực hiện đánh giá, phân tích tổng quát rồi gửi báo cáo về phòng quản lý rủi ro - bộ phận chịu trách nhiệm về quản lý ruir ro tín dụng.
Ba là, bằng nghiệp vụ, kỹ năng cũng như kết hợp các nguồn thông tin, các lịch sử giao dịch và data trên hệ thống, phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn ngân hàng và trình ban giám đốc phê duyệt;
Năm là, sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Các dấu hiệu để nhận dạng rủi ro tín dụng tại Sacombank Lào nhu sau:
Các dấu hiệu từ phía khách hàng:
- Khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng sai sự thật,
không minh bạch, không rõ ràng. Những hồ sơ khách hàng hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....
- Khách hàng xin vay vốn với mức vay lớn hơn so với mức đuợc quy định nhiều lần, làm hồ sơ vay vốn nhiều lần nhung hồ sơ vay vốn thiếu thông tin minh chứng, thiếu các giấy tờ thủ tục hợp lệ.
- Có sự biến động bất thuờng về số du tài khoản tiền gửi tại Sacombank
Lào, tài khoản chuyển đi các ngân hàng khác để tránh truờng hợp bị ngân hàng phong tỏa tài khoản, thu nợ khi không trả nợ ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ, có nguy cơ phá sản, thuờng xuyên nợ luơng nhân viên và các nghĩa vụ về nộp thuế, lệ phí và các nghĩa vụ chi trả tiền mặt không thực hiện đúng hạn.
- Khách hàng có dấu hiệu quanh co, vòng vo, trì hoãn vi ệc cung cấp và bổ sung các tài liệu, thông tin để phục vụ cho quá trình thẩm định tài sản bảo đảm
- Khách hàng có dấu hiệu đảo nợ, lấy các khoản vay trung ngắn hạn tài trợ
cho các hoạt động đầu tu dài hạn.
- Khách hàng sẵn sàng chấp nhận vay với lãi suất cao, và bất chấp mọi điều kiện của ngân hàng đua ra.
Các dấu hiệu từ phía Ngân hàng:
- Cán bộ ngân hàng bỏ qua quy định của ngân hàng, mặc dù hồ sơ chua hoàn thiện nhung vẫn cấp tín dụng, không tuân thủ theo đúng quy định của Sacombank Lào, giám sát khoản vay mang tính hình thức, thiếu sự nghiêm túc khi làm nghiệp vụ
- Có dấu hiệu tha hóa đạo đức, thông đồng với khách hàng để làm giả hồ sơ, chứng từ, tài liệu.
- Chấp nhận cấp một khoản tín dụng khá lớn cho một số khách hàng mới giao dịch lần đầu tại Sacombank Lào.
- Trình độ kinh nghiệm, nghiệp vụ cũng nhu thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng còn hạn chế.
Theo quy trình tín dụng hiện nay, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do bộ phân tín dụng, phối kết hợp cùng bộ phận quản lý tín dụng, phòng phân tích tín dụng thực hiện, tuy nhiên chủ yếu do bộ phận quản lý tín dụng thực hiện vì bộ phần này có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi trong quá trình theo dõi lịch sử giao dịch, hồ sơ khách hàng, tình hình trả nợ....
Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ về công tác nhận diện rủi ro tín dụng của Sacombank Lào
2. Công tác nhận diện, cảnh báo rủi ro tín dụng
đuợc thực hiện thuờng xuyên. 16 23 35 65 61 3,66 3. Thông tin cảnh báo rủi ro tín dụng đuợc thông
suốt giữa các phòng ban 23 34 65 77 1 3,00 4. Công tác nhận diện, cảnh báo rủi ro đã phát
huy
hiệu quả cao trong quản trị RRTD của Sacombank Lào 3 5 54 5 5 3 2 24 2,78
đầy đủ các dấu hiệu cảnh báo rủi ro để từ đó, các cán bộ nhân viên căn cứ nhận diện rủi ro tín dụng, theo đó mức đánh giá đạt mức điểm đồng ý (điểm trung bình là 3,71 điểm) . Cũng theo kết quả khảo sát, các cán bộ đều đồng ý về Công tác nhận diện, cảnh báo rủi ro tín dụng đuợc thực hiện thuờng xuyên. - mức điểm đánh giá trung bình là 3,66 điểm, cho thấy tại Sacombank Lào, công tác nhận diện rủi ro tín dụng đuợc quan tâm, và quán triệt phải đuợc thực hiện liên tục, thuờng xuyên ngay từ đầu.
Tuy nhiên, hạn chế của công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Sacombank Lào là việc phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ phận chua đuợc thông suốt, do vậy mức điểm này chỉ đạt mức điểm trung bình là 3 điểm.
Nhung trên thực tế hiện nay, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập, kết quả khảo sát thực tế đánh giá về tính thông suốt về thông
tin giữa các phòng, ban bộ phần trong nhận diện rủi ro tín dụng của Sacombank
Lào cũng chua đuợc đánh giá cao (mức trung bình chỉ 3 điểm).
Thêm vào đó, thực tế, dù Saocombank Lào đã xây dựng đuợc danh mục các dấu hiệu rủi ro từ phía ngân hàng và phía khách hàng, và việc theo dõi, nhận diện rủi ro đuợc thực hiện liên tục thuờng xuyên nhung hiệu quả đem lại chua cao, thuờng là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện rất rõ ràng (khách hàng không trả nợ đúng hạn, khách hàng phá sản, tài sản bảo đảm cho tranh chấp, đuợc lập hồ sơ vay tại ngân hàng khác...). Điều này ảnh huởng đến hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng, vì khi các dấu hiệu rủi ro xảy ra rõ ràng thì khi đó về cơ bản khách hàng đã không còn khả năng trả đuợc nợ cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân của khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chua tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; tính minh bạch các thông tin thị truờng chua cao, sự lơ là trong công tác giám sát khách hàng vay vốn; công
tác kiểm tra sử dụng vốn còn chưa được chú trọng, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa, thiếu sự giám sát chặt chẽ,.... Mặt khác, tại Sacombank Lào chưa xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng một các đồng bộ. Chính vì vậy, đánh giá của cán bộ ngân hàng về hiệu quả của công tác nhận diện rủi ro tín dụng chỉ ở mức 2,78 điểm.
2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Từ khi thành lập đến nay, để đánh giá và phân loại khách hàng, Sacombank Lào đã sử dụng đồng thời cả nhóm chỉ tiêu định lượng và định tính để thực hiện việc phân tích khách hàng.
Hiện tại, Sacombank Lào đang thực hiện đánh giá xếp hạng tín dụng của khách hàng theo từng quý. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chỉ được mở để cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm định kỳ vào 10 ngày đầu của quý kế tiếp. Điều này dẫn tới bất cập trong trường hợp khi phát vay cho khách hàng một khoản mới trong thời điểm giữa quý, cán bộ tín dụng phải sử dụng các thông số của kỳ trước mà không cập nhật được kỳ mới. Thực tế, nếu rơi vào trường hợp này cán bộ tín dụng sẽ sử dụng luôn kết quả xếp hạng tín dụng của kỳ trước để làm căn cứ đưa ra phê duyệt tín dụng.
Trong công tác chấm điểm định kỳ theo quy định, rất ít cán bộ tín dụng tiến hành đầy đủ các bươc chấm điểm theo quy định. Nếu trong quá trình quan hệ tín dụng đến thời điểm đánh giá, khoản vay của khách hàng không có phát sinh vấn đề rủi ro, cán bộ tín dụng thường copy luôn đánh giá của kỳ chấm điểm trước vào kỳ chấm điểm quý này để rút ngắn thời gian chấm điểm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự không chính xác về kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng doan nghiệp.