(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Năm 2017, Sacombank Lào trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 270,4 triệu Lak, tỷ lệ trích lập dự phòng là 2,01%. Tuy nhiên năm 2018 ngân hàng đã trích lập 292,2 triệu lak, tỷ lệ trích lập dự phòng là 2,05%. Tỷ lệ này tiếp
tục tăng lên 2,89% vào năm 2019 với dự phòng RRTD cho là 591 triệu lak. Việc trích lập quỹ dự phòng cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Lào, đồng thời mức trích lập dự phòng RRTD càng cao càng cho thấy công tác quản trị RRTD còn hạn chế.
Bên cạnh đó, Sacombank Lào thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng cho các đối tượng khách hàng với các điều kiện, trình tự và thủ tục như sau:
Đối tượng và điều kiện khoản nợ được xem xét tài trợ rủi ro tín dụng với Khách hàng là cá nhân bị chết hoặc mất tích: Điều kiện là có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoàn cảnh gia đình người vay gặp khó khăn về tài chính.
Khách hàng xếp nợ nhóm 5, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý: Điều kiện là khách hàng gặp khó khăn về tài chính
- Trình tự thực hiện
Định kỳ cuối quý, phòng tín dụng khách hàng, phòng giao dịch rà soát danh mục các khoản nợ xấu thuộc đối tượng và đủ điều kiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì lập tờ trình đề xuất xử lý rủi ro trình lên Giám đốc phê duyệt. Trường hợp đồng ý thì tiếp tục trình Hội đồng tín dụng xem xét , phê duyệt.
Hội đồng tín dụng xét duyệt các khoản nợ đề xuất sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng để trình Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng Ngân hàng Sacombank Lào xem xét, phê duyệt.
Trong thời gian qua, tại Sacombank Lào có nhiều khoản nợ không thu hồi được và ngân hàng bắt buộc phải tài trợ rủi ro bằng cách xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể như sau: