Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 34)

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, trước hết ngân hàng cần theo dõi, xác định những tổn thất về tài sản, nguồn lực, giá trị pháp lý. Sau đó thực hiện các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được, ngân hàng cần có những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng phù hợp để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được bình thường và đảm bảo chấp hành các quy định an toàn của Ngân hàng Trung ương.

Xử lý rủi ro tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỹ thuật xử lý rủi ro tín dụng bao gồm các phương án: tự khắc phục; chuyển giao rủi ro; trung hòa rủi ro.

- Theo khuyến cáo của Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các

nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng ù đắp được mọi tôn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp đề bù đắp:

Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NHTM có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp. Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, quyền lợi cổ đông và giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NHTM phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Nếu khả năng quản trị rủi ro yếu kém gây ra tổn thất, vốn tự có của NH sẽ hao mòn, quy mô tài chính và khả năng cạnh tranh cũng giảm sút.

- Ngoài ra, NHTM cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý rủi ro tín dụng như mua bảo hiểm, xử lý tài sản đảm bảo, cho vay đồng tài trợ,....

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w